Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Bát chánh đạo - con đường diệt khổ


Bát chánh đạo - con đường diệt khổ

- Chánh kiến: tín ngưỡng đúng đắn.
- Chánh tư duy: suy nghĩ đúng đắn.
Chánh ngữ: nói năng đúng đắn.
- Chánh nghiệp: nghề nghiệp mưu sinh đúng đắn
- Chánh mệnh: sống đúng đắn.
- Chánh tinh tấn: luôn hướng về những cái đúng đắn.
- Chánh niệm: tưởng nhớ những cái đúng đắn.
- Chánh định: tập trung tư tưởng đúng đắn.

===//===
Bát chánh đạo được coi là đạo lộ căn bản, một nghệ thuật sống siêu tuyệt, được khởi đầu bằng chánh kiến.

1. Chánh kiến là nhận thức đúng về đạo đức của cuộc sống, nhận thức đúng như chúng đang hiện hữu: duyên sinh – vô ngã.
Và rõ biết bản chất của khổ, nguyên nhân của khổ, sự đoạn diệt của khổ, con đường đưa đến đoạn diệt khổ đau.
Như thế, chánh kiến là cái thấy không chấp thủ, cái thấy vô ngã.Chánh kiến bao gồm việc nhận thức rằng tất cả con  người đều có thể tu tập để tiến lên giải thoát.
Kết quả của chánh kiến là chánh tư duy-tư duy trên sự thật duyên khởi, vô ngã là chánh tư duy.

2. Ở đây, chánh tư duy là lối suy nghĩ đúng đắn, tư duy về sự buông xả, sự giải thoát, sự yêu thương- giúp đỡ, không bị tham dục giận hờn quấy nhiễu.
Tư duy trên nền tảng dục vọng được xem là tà tư duy. Chánh tư duy có hữu lậu và vô lậu .

3. Nhánh thứ ba trên con đường này là chánh ngữ, bao gồm các lời nói viễn ly vọng ngữ, viễn ly ác khẩu, viễn ly lưỡng thiệt, viễn ly ỷ ngữ; mà ngôn ngữ luôn luôn đúng đắn, có lợi ích,mang đến hạnh phúc, có tính cách xây dựng- đoàn kết, yêu thương, hòa giải, không gây ra những mần mống của hận thù tàn bạo.

4. Chánh nghiệp là hành vi đúng đắn, tạo nghiệp thiện, bao gồm từ bỏ sát sinh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục.Thực hành sự yêu thương cứu giúp, không lạm vào các thú vui bất thiện.

5. Từ chánh nghiệp dẫn đến đời sống chân chánh (chánh mạng) tức không  nuôi sống mình bằng các nghề tàn bạo, hại người, nghề độc ác gian xảo, mà bằng một nghề thích đáng, phù hợp với chánh pháp, với luân lí xã hội.

6. Chánh tinh tấn là sự cố gắng, nỗ lực liên tục đoạn trừ tà kiến, tà ngữ, tà nghiệp, tà niệm, tà định để thành tựu chánh kiến . Chánh tinh tấn rất cần cho sự tu tập như nhiên liệu rất thiết cho động cơ chuyển động. Chánh tinh tấn là biểu hiện của tứ chánh cần.

7. Chánh niệm là luôn an trú tâm  vào thiện pháp, vào tứ niệm xứ, vào bát chánh đạo để thành tựu giải thoát viên mãn.
Chánh niệm có đặc tính là không quên – không quên các pháp là duyên sinh ,vô ngã có khuynh hướng đưa đến khổ đau.

8. Chi phần cuối cùng của con đường này là chánh định , tức là trạng thái tập trung thuần nhất, không dao động, trú tâm dẫn tâm chứng đạt thiền thứ nhất, thiền thứ hai thiền thứ ba, thiền thứ tư  và được hỗ trợ bởi chánh kiến.

Như vậy, khởi đầu là chánh kiến tức nhận thức đúng sự thật của vạn pháp, còn đây chánh định là nhân tố quyết định cuối cùng của sự an lạc, tự tại.
===//===
A DI ĐÀ PHẬT!

Không có nhận xét nào: