Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Khoe đầu mới!

Với bàn tay tài hoa của Xã, tui đã có quả đầu ngố nhất quả đất! hehe

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

Buông tất cả sẽ được tất cả - Thích Phước Tiến


Nỗi đau ta nhận riêng mình - Yêu em, anh khổ thật nhiều


==//==



==//==

http://www.youtube.com/watch?NR=1&feature=fvwp&v=Z-7A2Hi0M-M
==//==
http://www.youtube.com/watch?feature=endscreen&v=Ey04wHbTAwU&NR=1
==//==
Buồn thì chỉ có nhạc sến là cứu tinh! Yêu thì khổ cả ba, không yêu thì không được bởi tim bằng thịt không phải bằng đá!
:(

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

"Chuẩn" quá Tư ơi!


Lõi của bó hoa

SGTT.VN - Họ đem hoa bày bán ở cổng trường, nhiều hoa giả, và cả hoa tươi. Bà mẹ đảo một vòng rồi chọn mua hoa nhựa. Bên trong nó, như cô bán hàng quảng cáo, có một cây kim tây dùng để kẹp chặt phong bì. Bà mẹ cuộn bao thư có tờ giấy bạc 200.000 đồng vào trong bó hoa, dùng kim giữ nó chặt vào cành hoa, dặn đứa bé con vào sân trường mang tới tặng cô ngay, cấm chạy nhảy, phải cầm hoa dựng thẳng lên như thế này.
– Có tiền trong đó, con đừng để rơi mất.
Mẹ dặn đi dặn lại làm em bé căng thẳng, nó đi ngập ngừng như thể đang cầm một bó hoa thuỷ tinh, dễ vỡ.
Hôm nay là ngày 20.11, lễ Nhà giáo Việt.
Hôm qua một bà mẹ khác cũng đặt tiền vào bao thơ, bảo con hai tay tặng hai cô giáo mầm non. Bà mẹ vẫn thường tặng quà kiểu này cho cô giáo, không vì dịp lễ lạt nào. Ban đầu còn lấm lét dúi vào tay cô, sau nhận ra kẻ tặng người nhận đều cóm róm như tội phạm nên quyết định đưa phong bì một cách đĩnh đạc. Mẹ biết ơn cô đã chăm sóc con mình ngày này sang ngày khác, một việc mà chính mẹ cũng sợ mỗi khi hè đến. Món quà không nhằm mục đích để cô chăm chút con hơn (nếu ai cũng tặng thì cô biết thiên vị trò nào), chỉ là lời cảm ơn thiết thực. Cô giáo mầm non, trăm đường cực.
Chuẩn bị cho ngày 20.11, cô phải tham gia đội múa của trường đi thi cấp thành phố. Tập dượt cực khổ đã đành, nghe nói trường còn phải thuê một anh ở đoàn ca múa về hướng dẫn. Mẹ nghe chuyện, hơi tức mình, tiền ấy dùng để làm quà cho các cô có phải ý nghĩa hơn không. Trường nghèo, lớp ít, đông học trò, giáo viên lưa thưa, khích lệ được chút nào hay chút ấy. Những cái thành tích hão thì không ăn được, và nếu sướng chỉ lãnh đạo trường sướng. Cô giáo của con mẹ thì không. Ngày mai là ngày tết của mình, hôm nay cô còn phải dạy tụi nhỏ múa hát trình diễn trong buổi lễ, và cái gọi là “món quà của các cháu dành cho cô” thực ra là một thứ hoa cô trao từ tay phải qua tay trái.
Hoa ấy mà có lõi, cũng chẳng phải là một bó hoa xấu.
Mẹ vẫn thường ghét hoa, gửi quà cho cô giáo tiểu học đang dạy thằng con lớn, mẹ ép phong bì vào cuốn sách văn chương. Với mẹ, hoa là thứ không ăn được, tất nhiên, trừ loại có lõi.
Bạn của mẹ nghe chuyện tặng quà, hơi phẫn nộ. Nhà bạn sát vách một trường mẫu giáo khác, hôm nào cũng nghe cô bên ấy mắng trẻ con. “Sao đái dầm nữa rồi ông cố nội?”, “Má ơi má tự xúc cơm ăn cho con khoẻ coi”, “Không ngủ đi còn hát hoài vậy bà ngoại ?”... lời của những cô chăn trẻ trường công nghe sợ không? Như dân chợ trời. Các cô giáo không nghĩ lời nói cũng để lại những tì vết, vô hình, cứ tưởng tan loang đi không bằng chứng. Họ không trọng cái bản thân của họ, thì ai trọng, bạn mẹ nói. Nhưng đến câu hỏi này thì mẹ thua, bạn rằng: “Em có tự tin sẽ tìm lại thái độ dịu dàng tử tế của mấy cô giáo bên đó bằng một bó hoa có lõi không?”
Mẹ đắn đo. Nếu lớp học vẫn là một chiến trường cho cả cô và cháu, chật chội và nóng nực, đầy những áp lực thành tích, vừa phải đưa trẻ đi vệ sinh vừa phải trang điểm múa hát, hoặc ôm bụng bầu tám tháng lặc lè mà phải chăn 50 đứa trẻ thì một năm chỉ bó hoa (có lõi hoặc không) cũng chẳng ích gì.
Mẹ sẽ vẫn tặng quà cho các cô, những cái phong bì phẳng lì không nhàu nếp, như biết ơn và kính trọng. Và ao ước các cô cũng kính trọng chính mình.
Nguyễn Ngọc Tư

==//==
Con gái nói: Mẹ lúc này chẳng viết được gì hay ho, toàn lấy trên mạng về blog. Thôi thì con thông cảm cho mẹ nhé! Đời điên đảo quá, tới nỗi, chính mẹ cũng phải dạy con làm thiệp 20/11 tặng cô. Rồi lại lén bỏ 2 tờ 100k vô cái bao lì xì dán lại, cho vô cái phong bì của thiệp do con và mẹ handmade, dán lại bằng keo và dặn con mang tặng cô! Là tấm lòng của mẹ dành cho cô, bởi cô chủ nhiệm của con ...không có dạy thêm nên mẹ phải TRI ÂN.

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

Bí mật của tình bạn (Trích 1 bài báo dịch từ mạng)

(Trích từ http://vn.news.yahoo.com/b%C3%AD-m%E1%BA%ADt-c%E1%BB%A7a-t%C3%ACnh-b%E1%BA%A1n-040500379.html

Rất nhiều lần trong cuộc sống, chúng ta luôn phân vân giữa những cái nên và không nên làm, tất cả đều phụ thuộc vào cách mà chúng ta nhìn nhận mọi việc. Hãy lấy tất cả can đảm và làm mọi thứ theo sự mách bảo của con tim. Có như vậy bạn sẽ không cảm thấy hối tiếc về một việc chưa làm trong quá khứ.
Có thể trong mỗi chúng ta đều may mắn có được một người bạn đồng hành thực sự. Người bạn đó là người sẽ luôn ủng hộ và song hành cùng bạn, trong khi tất cả những người còn lại để bạn một mình. Khi chiến tranh xảy ra không một ai có thể xác định được cái đúng, cái sai. Chúng ta chỉ thấy được những điều ý nghĩa còn ở lại.

Theo dòng thời sự


Sau nhiều ý kiến chỉ trích việc hôn môi của Đàm Vĩnh Hưng, bức thư nam ca sĩ gửi thầy sư bên Mỹ vừa bị lộ đã làm rõ nguyên nhân hành động phản cảm này.

Bức thư của sư thầy Thích Minh Tuệ đã gửi cho vài trăm hòm thư điện tử về lời chỉ trích hành động của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. Nhà sư cho rằng, tất cả chỉ vì Đàm Vĩnh Hưng khiến cho hai nhà sư phải gánh chịu nặng nề và biệt chúng 3 tháng và hậu quả còn dai dẳng hơn thế nữa.
Trong thư, thầy Tuệ cho rằng, Đàm Vĩnh Hưng đã có hành động quá đáng, bất kính và không thành tâm nhận lỗi. Im lặng và cố gắng nhưng cuối cùng, Đàm Vĩnh Hưng đã viết thư trả lời nhà sư Thích Minh Tuệ. Qua đó, hé lộ nguyên nhân dẫn đến nụ hôn với nhà sư bị lên án suốt thời gian vừa qua.
Tiết lộ lý do Mr Đàm 'khóa môi' nhà sư
Đàm Vĩnh Hưng và 2 nhà sư.
Nguyên văn bức thư của Đàm Vĩnh Hưng:
"Kính gửi đến sư thầy Thích Đồng Trị và sư thầy Thích Minh Tuệ cùng các vị chân tu có tên trong danh sách thầy Thích Đồng Trị gửi thư.
Đàm Vĩnh Hưng đã đọc những gì thầy phân tích (theo suy nghĩ của riêng thầy). Con chỉ muốn thưa chuyện thật ngắn gọn với thầy, nếu đủ bình tâm và suy nghĩ để hỏi xem khán giả có cho phép hay không, con đã không thực hiện điều đó. Xưa nay con không bao giờ phân biệt Thiên Chúa giáo hay Phật giáo. Bản thân con đã giúp rất nhiều những ngôi chùa nghèo tại Việt Nam, có thể nói rằng con làm những điều cho các nhà chùa còn nhiều hơn các nhà thờ. Những ngày Phật Đản hoặc khánh thành chùa mới, hoặc những lễ hội khác, khi các chùa cần con đã luôn có mặt và chưa bao giờ dám đòi hỏi bất cứ một quyền lợi nào.
Nếu thầy biết được sự thật của câu chuyện con vẫn giấu để giữ gìn cho sư thầy áo nâu kia,  chắc ngài sẽ có những suy nghĩ khác. Vì con không muốn nói ra, khi nói ra lời hứa bảo vệ vị sư kia của con sẽ trở thành vô nghĩa. Vì các ngài đã nói như thế, con buộc lòng phải nói lại một lần để mọi người hiểu con hơn.
Tiết lộ lý do Mr Đàm 'khóa môi' nhà sư
Đàm Vĩnh Hưng đã bị phạt 5 triệu đồng vì hành động phản cảm với nhà sư.
Sự thật lúc đó, con định quay sang hôn lên má của vị sư thầy, nhưng chính sư thầy áo nâu là người chủ động đưa môi ra và có ý yêu cầu con phải thực hiện lời hứa ban đầu. Trong đêm đó, sư thầy áo nâu ấy còn nói những câu không thể nào chấp nhận được đối với một người bình thường, đừng nói là người khoác áo nâu sòng. Vị sư đó nói với mọi người là mình có hai nick là 'Kechano' và 'Mông bự' trên mạng xã hội, còn nói đêm nay chắc phải đi khách, và 'tuy là đi tu chứ không ăn chay'".
Đây là những lời nói rất thật và hàng trăm phóng viên cũng như khán giả sẵn sàng làm chứng điều này, có cả băng hình ghi lại toàn bộ sự việc. Thử hỏi, nếu là một người được đào tạo, dạy dỗ từ những gì nghiêm ngặt, quy chuẩn, liệu có buông những lời như thế không ạ. Làm sao thầy hiểu hết việc nhiều người gọi điện chửi rủa, hăm dọa mạng sống của con, dư luận lên tiếng lên án con trong suốt thời gian qua đã gây những chấn động tâm lý với con như thế nào.
Con thiết nghĩ, phàm làm con người khó có thể vẹn toàn và hoàn hảo, con đã nhìn ra cái sai của mình là thiếu bình tĩnh và bản lĩnh để xảy ra cơ sự như thế, mặc dù không cố ý.
Như trong thư đã nêu, con cũng có quyền im lặng, mọi chuyện giữa con với các thầy cũng sẽ dừng lại. Con đã thấy trách nhiệm của mình, lên tiếng, nhận hết lỗi về mình trước dư luận, con biết mình đã sai và cầu mong nhận lại sự rộng lượng sự bao dung, rộng lượng từ các cơ quan chức năng, Phật tử và từ khán giả của mình.
Con cũng hiểu sự nóng lòng trước cảnh đồng môn của mình đang bị xử phạt nên các thầy mới mổ xẻ, phân tích và gửi cho hàng trăm hàng ngàn lá thư điện tử, cố tình cho mọi người thấy con giống như hiện thân của ác quỷ vậy.
Xin thầy hãy rộng lượng và nhìn nhận lại mọi điều sau khi nghe con kể lại toàn bộ sự thật. Con đã không muốn nói ra những điều này vì con không muốn mọi chuyện xấu thêm, dù thế nào, con cũng là người có lỗi, dù là không cố ý khi hành động.
Còn một điều nữa con muốn nói với thầy, dù là Chúa giáo hay Phật giáo, không có một đạo nào dạy con người làm ác, làm sai, làm bậy. Mỗi khi đi ngang qua bất kỳ một ngôi chùa nào, con cũng đều tự cúi đầu chào, nhất là Mẹ Quan Âm Bồ Tát.
Kính chúc thầy gặp nhiều sức khỏe, bình an.
Con - Một tín đồ công giáo, luôn biết kính sợ thần thánh hay Phật pháp, không ngạo mạn, hỗn xược như đã bị hàm oan.
Đàm Vĩnh Hưng".
Theo Tiền Phong


---//---
Trong Đơn xin hoàn tục gửi Thượng tọa Thích Bửu Chánh và tăng chúng thiền viện Phước Sơn (Đồi Lá Giang, xã Phước Thái, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), Pháp Định viết:
"Con pháp danh Thích Pháp Định, hiện đang tu học tại thiền viện Phước Sơn làm đơn này kính xin sư phụ trụ trì cùng chư tăng thiền viện Phước Sơn cho phép con được hoàn tục vì hoàn cảnh gia đình.
Sáng ngày 17/11 Sư Thích Pháp Định đã trả tam y tỳ kheo và bình bát, trở lại làm một người cư sĩ tại gia của Phật giáo
Kính bạch sư phụ trụ trì và chư tăng!
Con xuất gia với HT Thích Huệ Thành tại chùa Gia Hưng (huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre) đến nay đã được gần 10 năm.
Sau đó vì có duyên với sư phụ nên sư phụ đã mở rộng lòng từ bi thương xót cho con được về thiền viện Phước Sơn tu học cùng chư tăng của thiền viện.
Trong những năm tháng qua, mặc dù đã được sư phụ ân cần dạy bảo lời hay lẽ phải của đạo lý nhà Phật, nhưng con còn trẻ người non dạ, suy nghĩ cạn cợt nên đã có những cử chỉ, lời nói, suy nghĩ chưa chuẩn mực với tư cách của người xuất gia, làm đau lòng sư phụ và tăng chúng thiền viện, làm ảnh hưởng đến giáo hội và quý tăng ni chân tu khác, làm suy giảm tín tâm của phật tử và của những người yêu mến đạo Phật.
Tội lỗi ấy của con quá lớn sư phụ ơi! Nhiều đêm trường con trằn trọc, trăn trở, thầm trách cứ những hành vi lỗi đạo ấy của con.
"Một con sâu làm rầu nầu canh". Con thật có lỗi với sư phụ, với tăng chúng thiền viện, với Giáo hội, với tăng ni, phật tử.
Con cúi xin sư phụ, quý tăng ni, phật tử rộng lòng hoan hỷ tha thứ cho những lỗi lầm ấy của con. Con mong rằng sau này sẽ không có trường hợp đáng tiếc nào như của con xảy ra nữa.
Bạch sư phụ! Nay vì gia đình con quá neo đơn, muốn con trở về phụ giúp gia đình, con kính xin sư phụ và chư tăng thiền viện bố thí cho con được hoàn tục.
Dù cho con không còn là một tu sỹ phật giáo nữa, nhưng con hứa với sư phụ con sẽ là một cư sỹ thuần thành, luôn hộ trì Tam bảo.
Sau này nếu hội đủ duyên lành, kính mong sư phụ và chư tăng thiền viện bố thí cho con được xuất gia, sống đời hạnh phạm nơi cửa Phật.
Một lần nữa con thành kính lạy tạ và tri ân công đức sâu dày của sư phụ và chư tăng thiền viện đã cưu mang, bảo hộ, che chở và cho con tu học trong những tháng năm qua.
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Thiền viện Phước Sơn, ngày 15-11-2012.
Con: Pháp Định - Phan Văn Triển
Theo Kienthuc.net

----

Theo lời kể của Pháp Định, từ nhỏ thầy chỉ biết có bà ngoại, không biết cha ở đâu, mẹ ở đâu. Tuổi thơ khốn khó, hai bà cháu bìu díu vào nhau mà sống.

Năm 15 tuổi, cậu bé Phan Văn Triển xuất gia tại chùa Gia Hưng (huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre) với pháp danh là Thích Pháp Định. Bổn sư sơ tâm là Hòa thượng Thích Huệ Thành, Chứng minh Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bến Tre.

Sau đó, Pháp Định xin về Thiền viện Phước Sơn (xã Phước Tân, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) tu học cùng tăng chúng cách đây vài năm. Lâu lâu, Pháp Định lại về quê thăm ngoại một lần.

Đi tu ít lâu, Pháp Định tìm lại được mẹ. "Khi ấy mẹ có chồng ở TP.HCM. Năm đó tôi khoảng mười mấy tuổi gì đó, không còn nhớ nữa", Pháp Định cho biết.
Nhà sư Thích Pháp Định đã xin hoàn tục
Nhà sư Thích Pháp Định đã xin hoàn tục

Cuộc sống của người mẹ không lấy gì làm khá giả, vậy là Pháp Định vừa đi tu vừa lo lắng cho mẹ và bà ngoại ở dưới quê. Hàng tháng, Pháp Định còn phát gạo cho mấy sư cô trong chùa, giúp đỡ các sư cô lúc ốm đau, bệnh tật.

"Từ lúc đi tu đến giờ, tôi chưa được gia đình giúp chút nào, toàn giúp bà, giúp mẹ thôi. Sống khổ từ nhỏ nên tôi thương những người có hoàn cảnh khốn khó, bất hạnh, như anh ca sĩ Wanbi Tuấn Anh bị bệnh hiểm nghèo".

Hoàn tục với 50 ngàn đồng trong túi

Sau sự việc bị ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng khóa môi trong đêm nhạc từ thiện và bị ca sĩ này tố những chuyện động trời mà Pháp Định cho rằng "không đúng sự thật", ngày 16/11, Pháp Định đã xin hoàn tục. Nguyện vọng này của Pháp Định được Thượng tọa Thích Bửu Chánh cùng chư tăng Thiền viện Phước Sơn chấp thuận.
Pháp Định kể: "Rời Thiền viện Phước Sơn, trong túi tôi chỉ có 50 ngàn đồng. Chị biết 50 ngàn giữa đất Sài Gòn làm được gì không? Tôi dành 20 ngàn đi xe buýt từ chùa lên thành phố, mua hết 10 ngàn ổ bánh mỳ, 10 ngàn chai nước, còn 10 ngàn thì để ngày mai sống".

Không muốn quay về quê vì sợ mẹ, đặc biệt là bà ngoại biết tin dữ, sốc không chịu nổi, Pháp Định lang thang trên Sài Gòn.

"Ở đời có đức mặc sức mà ăn, tôi được nhiều người thương, thông cảm, hiểu được sự việc giúp đỡ. Hiện tôi đang ở ké nhà một Phật tử nhưng người ta cũng chỉ giúp được một thời gian thôi", Pháp Định cho biết.
Pháp Định trao trả y bát lại cho nhà chùa.
Pháp Định trao trả y bát lại cho nhà chùa.

Khó khăn lớn nhất Pháp Định đang phải đối mặt là sau khi rời chùa, cư sỹ rơi vào cảnh thất nghiệp.

"Trước đây tôi cũng có tham gia các chương trình xã hội, từ thiện bên ngoài nhưng giờ hoàn tục rồi tôi tôi quyết tâm đi tìm nơi nào đó để tự tu tiếp, cố gắng làm từ thiện giúp đỡ mọi người".

Điều Pháp Định vẫn day dứt sau khi hoàn tục đó là mang tội bất trung bất nghĩa bởi chưa đền ơn được sư phụ.

Theo Pháp Định: "Những ngày qua, sư phụ (Thượng tọa Thích Bửu Chánh - PV) đã phải chịu bao nhiêu điều tiếng vì tôi. Thương đệ tử nên thầy chấp nhận xin lỗi mọi người, giống như cha mẹ thương con thì nhận hết lỗi về mình. Tôi hoàn tục cũng vì không muốn người ta đàm tiếu về sư phụ, nói sư phụ không biết dạy dỗ đệ tử.

Giới luật nhà Phật cho phép một người có thể xuất gia và hoàn tục được 7 lần. Người Việt xa quê hương, đất nước mấy chục năm vẫn muốn quay về nguồn cội. Tôi đã gắn bó với chùa và sư phụ bao năm nay, vì thế nhất định tôi sẽ quay về đó nương tựa, tu tập để trở thành một con người tốt".

"Điều duy nhất bây giờ tôi mong muốn là xin dư luận hãy nương tay, tha thứ có những gì đáng tiếc đã xảy ra. Đời người ai cũng có lỗi lầm, nhân vô thập toàn. Đức Phật cũng từng nói có có hai hạng người đáng quý ở đời, một là người không có lỗi lầm và hai là người có lỗi lầm mà biết khắc phục ăn năn. Hãy cho tôi một cơ hội để sửa chữa lỗi lầm", Pháp Định tha thiết nói.
Theo Phunutoday
---//---
Thấy gì qua chuyện này?
1. Đã bước chân vào cửa Phật, có lẽ nên học tập cho đàng hoàng. Triển còn ham vui quá!
2. Bất kỳ ai, cũng nên có nghề nghiệp để có thể sống được. Đừng trông đợi vào sự giúp đỡ. Triển còn chờ vào lòng thương của nhân loại thì khó tồn tại lắm Triển à.
Đó là những tri kiến sai lầm của Triển về đời sống, về đạo lý.
A di đà Phật, nguyện xin tam bảo gia hộ cho anh này được khôn ra và có thể tiếp tục tu tập.

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

Miền Nam ơi! Nghĩ mà thương

Chiều dở chứng thèm kẹo, lấy cái kẹo dừa chuối, đặc sản Bến Tre mua từ hồi tháng 7/2012 ra ăn. Nhớ hồi mua ngẫu hứng tại quán cơm ven đường. Ông chủ kẹo ngồi xuống bên ghế nói bằng giọng buồn buồn tâm sự:  Khó quá cô, sở kẹo của tụi tui giờ chỉ làm cầm chừng cho anh em sống qua ngày. Cô ăn thử, được mơi mốt ghé lại mua giúp.
Mình nghe cay đắng, nghĩ thầm: Tui đi xa lắc xa lơ rồi chú ơi! Đành mua giúp 2kg, định bụng mang về làm quà. Chừng ra tới SL, kẹo ngon quá, làm mình nổi máu kẹo kéo, để dành ăn từ từ. Thỉnh thoảng thèm lại nếm chút quà quê.
Chiều nay, mở ra lớp vỏ bánh phồng còn giòn tan, ăn mà thương miền Nam hào sảng nên nghèo hoài. Có đâu như Sơn La, nhập hàng trong SG, toàn bán gấp đôi, gấp ba. Hic. Chưa kể thái độ bán hàng kẻ cả đến độ riết rồi cái gì mình cũng muốn tự cung tự cấp, hổng thèm đi mua nữa!

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

Hỡi ơi!

Từ chỗ Giáo viên tiếng Anh cần phiên dịch, đến hôm nay phải tuyển 100 GV người  Philipine về dạy tiếng Anh cho người Việt, ( Cũng may là chưa chọn GV Campuchia về dạy tiếng Anh cho người Việt), để rồi tất cả kinh phí học ngoại ngữ với giáo viên (được coi như là bản ngữ vì nói được tiếng Anh lưu loát) đổ hết lên đầu phụ huynh.

http://vn.news.yahoo.com/tuy%E1%BB%83n-gi%C3%A1o-vi%C3%AAn-philippines-d%E1%BA%A1y-ti%E1%BA%BFng-anh-%C3%BD-030900305.html
http://vn.news.yahoo.com/học-ngoại-ngữ-với-giáo-viên-bản-ngữ-021104449

Ai được lợi trong chuyện này, hẳn người có não đều suy ra được. Thời thế đảo điên. Muốn tu cũng không được!


Minh và Sang





 - Đối với hành vi "Không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định" (không sang tên đổi chủ): Phạt từ 6-10 triệu đồng với ôtô và 800.000 đến 1,2 triệu đồng với xe máy. Quy định này tăng mức phạt nhiều lần so với quy định cũ (VD: lỗi này đối với xe mô tô thì chỉ bị phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng.







Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Người giàu cũng khóc - Tui cười đau khổ!


SJC trở thành “người gia công”

SGTT.VN - Từ chủ sở hữu, nay SJC chỉ là đơn vị gia công vàng miếng nên doanh nghiệp này sẽ tập trung vào lĩnh vực trang sức kim hoàn.
Ông Lê Hùng Dũng, chủ tịch hội đồng thành viên công ty TNHH Vàng bạc đá quý SJC 
Ông Lê Hùng Dũng, chủ tịch hội đồng thành viên công ty TNHH Vàng bạc đá quý SJC, trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị: “Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ sở hữu bốn nội dung. Thứ nhất, quản lý hoàn toàn hạn ngạch nhập khẩu vàng nguyên liệu. Thứ hai, bộ khuôn dập vàng SJC hiện NHNN quản lý. Thứ ba, sản lượng sản xuất và phân phối Nhà nước cũng quyết định: dập cho ai, số lượng bao nhiêu. Cụ thể, khuôn đó đã giao cho NHNN chi nhánh TP.HCM niêm phong cất giữ, khi nào Nhà nước cấp hạn ngạch nhập khẩu nguyên liệu, cấp hạn mức sản xuất thì họ mở tủ lấy khuôn ra giao cho SJC, rồi xuống xưởng giám sát dập đúng số lượng, xong đem khuôn về cất tiếp. SJC trở thành người gia công thôi”.
Ông nghĩ gì khi nhiều người cho rằng việc xoá bỏ các thương hiệu vàng miếng khác, chỉ để lại SJC dễ khiến Nhà nước độc quyền thị trường vàng miếng?
Tôi nói rõ là không có sự độc quyền nào ở đây. Sự độc quyền này nếu có là thị trường đã chọn SJC. Trước khi Nhà nước ra chính sách quản lý chặt thị trường vàng, họ đi khảo sát năng lực sản xuất và thị phần của sáu thương hiệu vàng miếng AAA, ACB, Đông Á, Bảo Tín Minh Châu, SBJ và SJC. Họ kiểm tra hạn ngạch nhập bao nhiêu, sản xuất và bán ra thị trường như thế nào. Lúc đó họ mới thấy có những ông không có thương hiệu, không có nhà máy sản xuất cũng xin hạn ngạch nhập vàng. Đem về họ đưa qua nhờ dập vàng SJC. Thứ hai, có những đơn vị sở hữu thương hiệu vàng miếng riêng, nhưng họ không sản xuất thương hiệu của họ mà cũng đưa sang SJC, bởi họ dập ra thì bán không được.
SJC là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước song lâu nay ông trực tiếp điều phối, nay thay đổi vậy có khó gì cho SJC?
Tôi không bình luận về chuyện này, nhưng rõ ràng trong việc dập vàng này thì họ có lúng túng. Ví dụ vàng miếng móp méo, trước đây đối với chúng tôi là nghiệp vụ bình thường, nhìn là biết do mình sản xuất ra, dân đem tới trừ tiền bao bì gia công xong là đổi liền. Còn giờ giao cho Nhà nước, Nhà nước mua vàng móp méo vô, đến nay lên tới 600 tỉ đồng rồi. Trong khi xả đầu ra, tôi xin vụ Quản lý ngoại hối cho dập để bán ra thu hồi vốn thì không cho. Đặt trường hợp họ nghi ngờ SJC hợp thức hoá cho vàng lậu, tôi có nói với NHNN chi nhánh TP.HCM cử cán bộ giám sát kiểm tra, để giải quyết nhu cầu của người dân. Việc dập lại vàng miếng móp méo như hoạt động ăn cơm uống nước hàng ngày, giờ giao cho vụ lại thành chuyện. Vụ ngoại hối cứ để hàng tồn, kêu thì mới xả ra một tí. Chính những cái ách tắc mà không ai giải quyết thì tích tụ căng thẳng trên thị trường.
Công ty vàng bạc DoJi là cổ đông lớn của hai công ty cổ phần vàng bạc đá quý Đà Nẵng và Hà Nội, họ có hưởng lợi gì trong thương hiệu vàng SJC không?
Khoảng năm 2004 – 2005, SJC cổ phần một số chi nhánh theo chỉ đạo của Chính phủ, phần lớn là công nhân viên của SJC mua vào, riêng hai công ty này DoJi tham gia. SJC Sài Gòn không có thoả thuận để cho các công ty này sản xuất vàng miếng đóng mác SJC. Tuy nhiên còn lấn cấn ở chỗ Doji được quyền sử dụng logo, thương hiệu SJC đóng vào nữ trang của Doji sản xuất. Mà tuổi vàng của nữ trang rất phức tạp, chúng tôi khó thể đặt bộ máy để kiểm tra, nên chúng tôi đã tính đến việc bán hết cổ phần trong hai công ty đó cho Doji, nhưng Doji không mua. Nếu bán, SJC rút hết thì Doji sẽ không gắn thương hiệu SJC vô được nữa.
Hồng Sương (thực hiện)

==//==

Móc túi người giữ vàng

TT - Ngân hàng Nhà nước đã cho phép các thương hiệu vàng khác chuyển đổi sang vàng miếng SJC chỉ tốn phí 50.000 đồng/lượng. Tuy nhiên khi doanh nghiệp mua lại vàng miếng của chính mình, người dân bị “trừ” 3,4 triệu đồng/lượng.
Người dân đổ xô kiểm định chất lượng vàng tại chi nhánh SJC miền Bắc (Q.Ba Đình, Hà Nội) - Ảnh: Nguyễn Khánh
Tồn tại nghịch lý này là do muốn chuyển đổi sang vàng miếng SJC, người dân phải thông qua các công ty vàng hoặc ngân hàng chứ không thể trực tiếp mang đến Công ty SJC để đổi.
Mất đứt 3,4 triệu đồng/lượng
Chị Thanh (Hà Nội) cho biết tích cóp được hai lượng vàng Rồng Thăng Long. Trước đây giá vàng miếng thương hiệu này xấp xỉ vàng miếng SJC, tuy nhiên từ cuối năm ngoái giá mua vàng Rồng Thăng Long cứ trượt dần. “Tôi cố giữ đến khi NHNN cho phép các thương hiệu vàng khác được chuyển đổi thành vàng miếng SJC hi vọng giá mua được cải thiện, ai ngờ...” - chị Thanh nói.
Theo bảng giá niêm yết chiều 29-10, giá mua vàng miếng Rồng Thăng Long niêm yết tại Công ty vàng Bảo Tín Minh Châu ở mức 42,7 triệu đồng/lượng, thấp hơn 3,43 triệu đồng/lượng so với giá mua vàng miếng SJC ở cùng thời điểm và cũng là thương hiệu vàng miếng có giá mua thấp nhất. Đến giao dịch tại cửa hàng chị Thanh đã đặt câu hỏi vì sao trước đây giá bán thương hiệu Rồng Thăng Long ngang ngửa vàng SJC mà nay giá mua quá cách biệt như trên, nhân viên ở đây trả lời rằng sau khi SJC được chọn làm thương hiệu vàng quốc gia, không riêng Rồng Thăng Long mà các thương hiệu vàng khác đều có sự cách biệt nhất định với giá vàng SJC.
Đây cũng là tình trạng chung của nhiều thương hiệu vàng miếng khác như AAA, SBJ... Chị Vân (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) cho biết cuối tuần qua chị cầm 1 lượng vàng thương hiệu SBJ đến bán tại Ngân hàng Sacombank. Nhân viên tại đây thông báo giá mua chỉ 45,23 triệu đồng/lượng, thấp hơn gần 1 triệu đồng/lượng so với giá mua vàng SJC cùng thời điểm. “Phí chuyển đổi sang vàng miếng SJC chỉ có 50.000 đồng/lượng, trong khi ngân hàng để chênh lệch gần 1 triệu đồng, gấp 20 lần mức phí chuyển đổi. Biết là bất hợp lý nhưng chúng tôi không còn chọn lựa nào khác là bán lại cho ngân hàng vì các tiệm vàng khác không mua loại vàng nào khác ngoài SJC” - chị Vân bức xúc.
Ai bảo vệ người dân?
Tổng giám đốc một công ty vàng tại quận 1, TP.HCM giải thích sở dĩ sau khi NHNN cho phép chuyển đổi sang vàng miếng SJC mà các thương hiệu vàng khác vẫn “mua rẻ” của người dân vài triệu đồng/lượng là vì trước đây họ đã mua vàng của người dân cất trong kho chờ NHNN cho phép chuyển đổi. Chi phí lãi vay, rủi ro do biến động giá và các chi phí vô hình khác được các đơn vị kinh doanh tính vào chi phí và trừ vào giá mua vàng của người dân.
Ông Nguyễn Thành Long, chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng VN, cho rằng các công ty vàng phải có trách nhiệm với thương hiệu vàng của mình. “Đương nhiên trong thời gian chờ đợi NHNN cho phép chuyển đổi sang vàng miếng SJC, người kinh doanh bị thiệt hại vì phải chịu chi phí do lãi suất, rủi ro nhưng chi phí này không nhiều so với mức lợi nhuận mà các doanh nghiệp thu được khi chuyển đổi sang vàng miếng SJC. Ở đây cần đặt vấn đề phạm trù đạo đức của người kinh doanh ở đâu khi chỉ lo thu lợi cho chính mình mà không quan tâm đến quyền lợi của khách hàng” - ông Long nói.
Thực tế hai tháng qua, NHNN đã bốn lần cấp hạn mức chuyển đổi vàng miếng cho các công ty vàng, ngân hàng. Tuy nhiên việc bao nhiêu đơn vị được cấp phép, số lượng từng đơn vị bao nhiêu thì NHNN không công bố. Chính sự không rõ ràng này đang đặt ra nhiều dấu hỏi trong việc gia công vàng.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, một chuyên gia cũng nghi vấn khả năng nhiều đơn vị xin hạn mức chuyển đổi số lượng vàng rất lớn từ NHNN nhưng trong kho không có số lượng vàng tương ứng. Lợi dụng việc giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới 3-4 triệu đồng/lượng, nhiều đơn vị đã tranh thủ dập vàng sau đó đem sang Công ty SJC gia công hưởng chênh lệch.
ÁNH HỒNG
Ông Lê Hùng Dũng (chủ tịch HĐQT Công ty SJC):
Họ đã “ăn cắp”
Vì sao các doanh nghiệp vàng và ngân hàng mua lại vàng do chính họ bán ra với giá thấp hơn so với vàng SJC, trong khi phí chuyển đổi ra vàng SJC chỉ có 50.000 đồng/lượng? Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Hùng Dũng - chủ tịch HĐQT Công ty SJC - nói:
- Có thể nói đây là bất cập của chính sách mà cơ quan quản lý chưa lường trước. Một doanh nghiệp không phải là SJC nhưng có quota chuyển đổi sang vàng SJC lại hưởng chênh lệch lớn. Chúng tôi cũng thấy sự bất hợp lý này nhưng cũng chịu vì SJC cũng chỉ là đơn vị gia công. Hơn nữa, SJC cũng không có quyền từ chối gia công vì việc gia công đấy được NHNN cho phép.
* Số lượng vàng thương hiệu khác được các doanh nghiệp đăng ký chuyển đổi lên tới 13 tấn, liệu có tình trạng doanh nghiệp đăng ký nhiều hơn số lượng thực sau đó mua vào để chuyển đổi, hưởng chênh lệch?
- Cái này tôi không biết và cũng không bình luận. Tuy nhiên, tôi nghĩ trách nhiệm của cơ quan quản lý là phải kiểm tra kỹ số lượng, niêm phong số vàng đã đăng ký để ngăn chặn việc khai khống.
* Dư luận lo ngại rằng thay vì mua vàng của dân, doanh nghiệp sử dụng vàng lậu để sản xuất vàng thương hiệu của mình rồi mang đến SJC để chuyển đổi?
- Đây là trách nhiệm của cơ quan quản lý. Bởi trước khi cấp quota chuyển đổi, NHNN đã chốt số lượng vàng của từng doanh nghiệp. Có lẽ NHNN cũng đã niêm phong và kiểm soát máy móc của các doanh nghiệp. Chúng tôi chỉ là đơn vị gia công, không có thẩm quyền và khả năng để nắm được thông tin.
* Các doanh nghiệp cho rằng tốc độ chuyển đổi ra vàng SJC bị chậm, trong khi doanh nghiệp phải chịu chi phí lãi vay khi ôm vàng là lý do có sự chênh lệch này?
- Đó chỉ là cách nói, chứ bản thân những doanh nghiệp này đã bỏ túi khoản chênh lệch khá lớn do mua thấp, bán cao. Còn tốc độ dập ra vàng miếng SJC bị chậm là do chất lượng vàng của nhiều thương hiệu rất kém. Theo kết quả kiểm tra gần 53.000 lượng ban đầu có đến 9,04% không đạt, trong đó cá biệt có doanh nghiệp vàng không đủ tuổi chiếm đến 55,71%. Việc kiểm tra từng miếng (khoảng 1.500-1.800 miếng/ngày) khiến tốc độ dập bị chậm, chưa đến 2.000 lượng/ngày, trong khi công suất của SJC lên đến 80.000 lượng/ngày.
* Như vậy, ngoài việc hưởng chênh lệch, việc ép giá mua vàng thương hiệu của mình còn do chất lượng vàng mà các doanh nghiệp này bán ra không đạt?
- Thực tế là trước khi vàng SJC được chọn làm thương hiệu vàng quốc gia, hầu hết doanh nghiệp khác cũng đều đem vàng đến cho chúng tôi gia công. Nếu vàng họ sản xuất ra chất lượng tốt, cần gì phải đem đến SJC để gia công, trong khi SJC cũng là đối thủ cạnh tranh. Nói tóm lại, tôi cho rằng hoặc là nhân viên sản xuất của các doanh nghiệp pha đồng hoặc bạc để rút bớt vàng khi sản xuất hoặc chính các doanh nghiệp đã “ăn cắp” của người tiêu dùng bằng việc sản xuất những loại vàng kém chất lượng.
* Theo ông, có giải pháp nào để thúc đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số vàng khác đã đăng ký sang vàng SJC?
- Đã có một số doanh nghiệp đề nghị cho tạm xuất tái nhập. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ tạm xuất toàn bộ lô hàng của họ theo đúng quy trình để bán cho đơn vị nước ngoài. Sau đó doanh nghiệp mua lại vàng nguyên liệu nước ngoài đủ chuẩn với số lượng tương đương. Nếu áp dụng giải pháp này, chỉ cần một tuần là có thể chuyển đổi xong...
* Hiện giá vàng SJC vẫn cao hơn vàng thế giới từ 2-3 triệu đồng/lượng, vì sao thưa ông?
- Theo số liệu mới nhất, tính đến ngày 17-10, số vàng được SJC dập chuyển đổi được 116.692 lượng, tương đương hơn 4,5 tấn. Tuy nhiên, số vàng này có ra thị trường hay không thì tôi chịu. Còn giá vàng SJC vẫn cao hơn thế giới 2-3 triệu đồng/lượng là có nhiều lý do. Trước đây các ngân hàng đã huy động vàng và chuyển đổi ra tiền để cho vay, hiện nay đến hạn tất toán phải mua vào. Với biến động giá trị trên thị trường, các doanh nghiệp lại mua số lượng lớn đã đẩy giá SJC chênh lệch với giá vàng thế giới.
HẢI ĐĂNG thực hiện

Chú Đại Bi -(Tiếng Phạn)-