Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Bí quyết sống hạnh phúc (Trích từ Đời thay đổi khi ta thay đổi)

Sự trông đợi đặt nền tảng cho thất vọng và tức giận.
Đừng chờ đợi để cuộc đời dễ chịu hơn, hãy chọn cách sống hạnh phúc trước đã.
Đừng kiểm soát người khác.
Đừng bắt người khác suy nghĩ giống mình.
Đừng trông cậy người khác làm cho ta hạnh phúc.
Tâm ý của chính mình là một thỏi nam châm! (Nó sẽ đưa chúng ta đến những điều chúng ta nghĩ, vậy hãy suy nghĩ tích cực!)

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Lót lá mà nằm!


Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Chữ Tâm và chữ Tầm - Đạo đức cần có của nghệ sĩ!

Lan Ngọc: Ngày xưa như Đàm Vĩnh Hưng chỉ hát đám cưới

Theo dõi bài phỏng vấn dậy sóng làng nhạc của nhạc sỹ Nguyễn Ánh và phản pháo của Đàm Vĩnh Hưng trên Báo Điện tử VTC News, danh ca Lan Ngọc quyết định lên tiếng để góp một tiếng nói khách quan, trung thực về giới nghệ sỹ và đời sống âm nhạc hiện nay. Chia sẻ trực tiếp với phóng viên VTC News vào tối 26/8, danh ca Lan Ngọc không muốn gọi là danh ca mà bà muốn gọi là ca sỹ một cách bình thường dù bà là ca sỹ rất nổi tiếng Sài Gòn trước 1975, được đánh giá là 'thanh sắc vẹn toàn'. Ở tuổi gần 60 với hơn 40 năm tuổi nghề, bà vẫn đi hát và theo dõi đời sống âm nhạc Việt hiện nay.
danh ca Lan Ngoc
Danh ca Lan Ngọc (ảnh: Phượng Hoàng) 
Phóng viên VTC News xin ghi lại những chia sẻ của danh ca Lan Ngọc: Theo tôi thấy, những lời nói của nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 là chính xác chứ không có gì là sai hết! Một người nhạc sỹ chân chính, biết sáng tác, có bề dày về trình độ hiểu biết âm nhạc như ông đã dám nói thẳng không ngại đụng chạm. Nhiều người cũng biết vậy nhưng họ ngại nói vì sợ đụng chạm. Dĩ nhiên sự thật mất lòng, ai cũng thích người ta khen mình chứ không thích bị chê. Cái chê của nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 cũng không có gì là ghê gớm, đó là sự thật. Nói thẳng ra, ông Nguyễn Ánh 9 chỉ nói về một số cái tên lớn, chứ nhiều người khác tôi cũng thấy họ hát không chấp nhận được. Với tôi, nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 là người anh, người thầy từng tập bài hát cho tôi, Khánh Ly, Hồng Vân…ngày xưa. Ông có tính tình hiền lành. Giờ ông ấy già rồi mà bị Đàm Vĩnh Hưng nói vậy, thành ra chắc ông ấy cũng đang rất đau buồn lúc này dù nói sự thật.
Nguyen Anh 9
Nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 có tính tình hiền lành.
Tôi không có ác cảm gì, cũng quý Đàm Vĩnh Hưng nhưng Đàm Vĩnh Hưng tính bốc đồng, thích nói gì thì nói mà không nghĩ đến hậu quả của lời nói. Ai góp ý thì mình nên nghe, giá mà Đàm Vĩnh Hưng biết nghe thôi, đừng nói gì nữa! 
 Một người bé là Đàm Vĩnh Hưng phản ứng với một nhạc sỹ lão làng như ông Nguyễn Ánh 9, bảo ông ấy là ngụy quân tử, kịch sỹ, đeo mặt nạ… như thế là không được. Với người lớn, bậc cha chú như thế thì dù đúng hay sai mà nói như vậy đều là hỗn. Đàm Vĩnh Hưng là nghệ sỹ nổi tiếng rồi, được tổ đãi đi hát kiếm ra tiền. Nếu xét về nghệ thuật thì cách hát của Đàm Vĩnh Hưng, những người làm nghệ thuật họ không chấp nhận nhưng mà hát như vậy vẫn có khán giả xem, hâm mộ nhiều như vậy là trời cho, đâu cần phản ứng vậy? Đàm Vĩnh Hưng đang ở tuốt trên cao, mà ông ấy cho xuống dưới thành ra tự ái nổi lên. Nếu có trình độ thì im lặng, không nên nói gì hết mà phải nghĩ ‘Bố Ánh có nhận xét vậy cũng kệ, con vẫn đi hát, con vẫn kiếm tiền được nhiều, con vẫn có nhiều người hâm mộ…’ thì nó đẹp hơn những lời nói nặng nề như vậy. Tôi thấy là mỗi người có một tính,một phản ứng khác nhau. Tôi chưa biết những ca sỹ sau này có phản ứng như Đàm Vĩnh Hưng hay hơn nữa không, tùy theo trình độ văn hóa của họ nhưng tôi nghĩ không nên.  Nếu tôi là Đàm Vĩnh Hưng tôi không nói gì hết, có tức quá thì tới nhà mời ‘Bố Chín’ đi uống café, tâm sự ‘Bố ơi, con rất thương bố và bố cũng rất thương con mà sao bố nói con nặng thế, rớt xuống hạng C luôn’, thì ông ấy chắc cũng ‘thôi thì bố nhận xét lỡ lời…’. Là người ngoài cuộc nhưng tôi thấy rất buồn. Giờ Đàm Vĩnh Hưng muốn nói gì thì nói khi nóng lên, nhưng có thể một tuần, một tháng sau, Đàm Vĩnh Hưng nghĩ lại mới nhận ra. Có thể bây giờ Đàm Vĩnh Hưng chưa hối hận nhưng 10 năm sau, khi qua tuổi bồng bột, lớn rồi mới học hỏi được nhiều. Bây giờ, coi vậy chứ Đàm Vĩnh Hưng hãy còn trẻ, còn non, hiếu thắng lắm!
Dam Vinh Hung
'Bây giờ, coi vậy chứ Đàm Vĩnh Hưng hãy còn trẻ, còn non, hiếu thắng lắm!' - Danh ca Lan Ngọc 
Tôi nói thật, với những ca sỹ trẻ bây giờ, nếu như họ ở ngày xưa thì không thể nào hot được. Nhiều ca sỹ giờ hot lắm nhưng tôi nghe không được, chất giọng không có, chỉ được cái nhảy, đẹp, trẻ.  Ngày xưa, nói thẳng không phải chỉ Đàm Vĩnh Hưng mà những giọng nổi tiếng khác nữa chỉ hát đám cưới hay hát mấy chỗ nhỏ nhỏ. Đàm Vĩnh Hưng không xấu trai, ăn mặc cũng được nhưng đôi khi quá lố. Về giọng, Đàm Vĩnh Hưng chưa phải là gì ghê gớm, nhưng cũng có giọng lạ. Ca sỹ mỗi người mỗi giọng, dở nhưng cũng có người thích ăn đồ dở, đó là chuyện bình thường. Trước đây thế hệ chúng tôi, những nghệ sỹ không bao giờ phản ứng như vậy vì rất có tôn ti trật tự. Một người ca sỹ đàn chị đi trước dù không có tên tuổi nhưng những ca sỹ đi sau nổi tiếng hơn vẫn phải chào đàng hoàng khi gặp. Bây giờ, nhiều ca sỹ trẻ đôi khi không có văn hóa dù họ được cắp sách đến trường. Thành ra, gặp tôi họ cũng giương cặp mắt lên dòm. Ví dụ họ quá nhỏ không biết tôi là ai thì cũng phải biết chào, không lẽ tôi lớn tuổi thế này mà phải chào trước à? Ca sỹ trẻ nhiều người được cha mẹ, thầy cô dạy dỗ nhưng không tiếp thu. Ngày xưa, nghệ sỹ có trật tự đâu ra đó. Ca sỹ gặp nhạc sỹ, nhạc công khi chưa lên sân khấu hát cũng phải chào thưa chú, thưa anh và lên hát xong, giới thiệu người khác thì cũng phải chào chú, chào anh rồi đi, chứ không phải hát xong là xách chiếc bóp nghênh mặt lên đi luôn không biết thiên hạ xung quanh là ai như một số ca sỹ trẻ giờ. Nhận xét thẳng thắn của nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 đáng để những người làm âm nhạc suy nghĩ lại. Làm nghệ sỹ, ca sỹ, nhạc sỹ bây giờ hát dễ dãi quá. Hãy so sánh những nhạc sỹ sáng tác ngày xưa và nhạc sỹ bây giờ. Ngày xưa, người nhạc sỹ tâm huyết sáng tác bằng cảm xúc thật, thành ra âm nhạc của họ đi vào lòng người. Những ca khúc của các nhạc sỹ nổi tiếng từ trước 1975  như Đoàn Chuẩn, Từ Linh, Văn Cao, Doãn Mẫn, Đỗ Nhuận, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng… người ta vẫn hát tới giờ. Sau 1975, những ca khúc của nhiều nhạc sỹ cũng đi vào lòng người ta, để đời đến giờ và trăm năm sau vẫn tồn tại. Giờ, có nhiều bài hát nổi lên vài năm rồi sau đó im ắng, nhiều bài không có gì hay mà đứng đầu bảng này bảng kia. Các nhạc sỹ trẻ hiện nay phải nhìn lại mình khi sáng tác những bài tầm bậy tầm bạ. Họ sáng tác lời ngô nghê, ngốc nghếch mà cũng lăng xê lên. Bây giờ, đa số họ sáng tác theo đơn đặt hàng kiếm tiền chứ không phải bằng xúc cảm trong người như những nhạc sỹ ngày xưa nên dĩ nhiên là những bài tồi. Từ khâu sáng tác, nhiều bài giờ nghe rất rẻ tiền, sân khấu thì bày lên như ngoài vỉa hè với đủ trà đá, sữa chanh, hút thuốc lá…đâu cần phải vậy? Nhiều bài hát giờ nhí nhố, tựa đề gây sốc, đó không phải là nghệ thuật. Đúng ra, nhà nước phải không cho phát hành những bài như vậy để đám con nít nghe bị nhiễm tầm bậy tầm bạ. Cách đây vài năm, ca sỹ toàn hát lipsync (hát nhép - PV) và chỉ đứng nhảy nhảy. Còn giới nghệ sỹ như lớp chúng tôi, hát không bao giờ lipsync, hát thật và bằng giọng trời cho, nội tâm theo bài hát của nhạc sỹ. Người nhạc sỹ đưa xúc cảm thật vào bài hát và người ca sỹ truyền tải lại lần 2 và mới đến khán giả.
danh ca Lan Ngoc
'Người nhạc sỹ đưa xúc cảm thật vào bài hát và người ca sỹ truyền tải lại lần 2 và mới đến khán giả' - Danh ca Lan Ngọc (Ảnh: Bá Ngọc) 
Ca sỹ bây giờ nhờ nhiều công nghệ thu âm, hát chưa được một câu lại phải dừng để sửa chứ không như ngày trước. Trước chúng tôi hát, chỉ cần nhạc công đánh non một nốt hay ca sỹ hát sai một nốt là phải hát từ đầu đến cuối để thu lại. Vì vậy, ca sỹ phải hát tốt. Bây giờ như vậy, các ca sỹ không hát được đâu! Nói thẳng ra, Thanh Lam giọng tốt và nhiều ca sỹ ngoài Bắc giọng hát tốt vì họ phát âm không sai, không bị đớt nhưng nhiều khi không hiểu sao họ lên hát lại làm quá lố. Chẳng hạn như bài hát Phôi pha của Trịnh Công Sơn thì ca sỹ hát bình thường thôi cũng rất hay, đâu cần phải ngồi bệt xuống sân khấu mà hát như người lên đồng, không cần phải ấn tượng bằng cách này cách kia mà hãy bằng giọng hát của mình. Thành ra, nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 nói vậy cũng đúng thôi, lo về kỹ thuật quá làm bài hát không còn xúc cảm. Nhưng vì báo chí cứ đăng lên họ là diva nên mới vậy.  Diva của nước ngoài họ giỏi kinh khủng lắm nhưng đếm trên đầu ngón tay, họ cũng chỉ có vài diva. Còn Việt Nam thì diva, danh ca, ông hoàng, nữ hoàng, bà chúa… nhiều, tự các nhà báo lăng xê nói trên trời quá! Nếu một ca sỹ chân chính, dù xứng được như vậy cũng phải sợ những từ “đao to búa lớn” thế lắm. Mình cứ hát thực bằng trái tim, bằng giọng hát thật khiến khán giả nghe phải rung động. Đó mới là một người ca sỹ đích thực. Bây giờ mặc hở hang, đưa cái này cái kia lên rồi được báo chí lăng xê là nổi tiếng. Tôi nói xin lỗi, bây giờ có tiền cũng nổi tiếng, mời nhà báo này nhà báo nọ tới nhà hàng ăn uống rồi đưa phong bì là được lên báo. Báo chí thổi phồng, đưa lên quá cộng thêm fan hâm mộ cuồng làm người nghệ sỹ ngộ nhận tưởng là mình hát hay quá. Trong âm nhạc và nghệ thuật nói chung bây giờ, rất thiếu những nhà phê bình. Có thể họ chán nản, buồn bã không muốn nói tới nữa. Nhiều khi, những ông nhạc sỹ có phê bình nhưng chỉ ngồi nói với nhau vì họ không muốn mích lòng, động chạm người khác như ông nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 giờ vậy.
Phượng Hoàng (ghi)

==//== 
Khán giả dù họ có hiểu biết sâu sắc hay không sâu sắc về âm nhạc, dù có điếc hay không thì vẫn thích nghe lời lẽ của một người biết cách ứng xử (như một người) được dạy dỗ tử tế chứ không phải nghe những lời lẽ của một thằng vô học!

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Phật nói kinh Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỹ đà-la-ni

Phật nói kinh Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỹ đà-la-niInEmail
Viết bởi Việt dịch: Thích Thọ Phước   
Thứ tư, 02 Tháng 5 2012 08:22
Khai phủ,[1] Nghị đồng tam tư, [2] vua Đại Tông đặc biệt ban chức Hồng Lô Khanh, Túc quốc công[3] ban cho thực ấp ba nghìn hộ, ban cho y tía, tặng chức Tư không, thụy Đại Giám. Bái thượng!
Tam tạng sa-môn Bất Không[4], thụy Đại Biện Chính, hiệu Đại Quảng Trí, ở chùa Đại Hưng Thiện, phụng chiếu dịch
Việt dịch: Thích Thọ Phước
Một thời, Đức Thế Tôn cư trú tại tăng-già-lam Ni-câu-luật-na trong thành Ca-tì-la. Khi ấy có chúng tì-kheo, chư bồ-tát và vô số chúng hội vây quanh nghe Phật nói pháp. Lúc bấy giờ, tôn giả A-nan một mình ở nơi thanh vắng, đang ngồi suy nghiệm, nhớ nghĩ pháp. Vào đêm ấy, sau canh ba, tôn giả thấy một con quỉ đói tên là Diệm Khẩu. Quỉ ấy hình dáng xấu xí, thân thể gầy gò, trong miệng lửa phừng cháy, cổ họng nhỏ như mũi kim, đầu tóc bù xù, móng dài, răng nhọn, trông rất ghê sợ, đứng trước tôn giả A-nan và nói: “Ba ngày sau, ngài sẽ qua đời, vừa qua đời liền sinh làm ngạ quỉ.” [5]
Tôn giả A-nan nghe nói vậy, trong lòng run sợ, hỏi quỉ đói: “Nếu sau khi tôi chết sinh vào đường ngạ quỉ, phải làm cách gì để thoát khỏi khổ ấy?”
Bấy giờ, con quỉ đói thưa: “Ngày mai, nếu ngài có thể dùng cái hộc[6] của nước Ma-ca-đà[7] thường dùng bố thí cho năm nghìn na-do-tha[8] hằng hà sa số[9] quỷ đói và trăm nghìn Bà-la-môn, tiên nhân v.v… mỗi cá nhân một hộc thức ăn, thức uống và thay tôi cúng dường Tam bảo, thì chẳng những ngài sẽ được tăng thọ, mà tôi cũng được thoát khỏi khổ ngạ quỉ và được sinh lên trời.”
Tôn giả A-nan thấy quỉ đói Diệm Khẩu thân thể ốm o, tiều tụy, xấu xí, trong miệng lửa cháy hừng hực, cổ họng nhỏ như đầu kim, đầu tóc bù xù, lông dài, móng nhọn, lại nghe những lời kinh khủng như thế, nên rất sợ hãi, lông tóc dựng đứng. Tôn giả liền rời chỗ ngồi, tức tốc đến gặp Phật, ngũ thể[10] chạm đất, đỉnh lễ dưới chân Phật, toàn thân run rẩy và bạch Phật: “Xin cứu khổ cho con!” Rồi tôn giả A-nan trình bày tiếp: “Lúc con một mình ngồi ở nơi thanh vắng, đang suy nghiệm, nhớ nghĩ pháp thì thấy quỉ đói Diệm Khẩu, quỉ nói với con: ‘Ba ngày nữa ngài sẽ qua đời và sinh làm quỉ đói.’ Con hỏi quỉ: ‘Làm sao tôi khỏi khổ ấy?’ Quỉ đói nói: ‘Nếu ngài có thể bố thí cho trăm nghìn na-do-tha hằng hà sa số quỉ đói và trăm nghìn trăm nghìn Bà-la-môn, tiên nhân v.v… các loại thức ăn, thức uống, thì ngài sẽ được tăng thọ.’”
Thế Tôn! Nay con làm sao có thể chuẩn bị đủ thức ăn để bố thí cho chừng ấy quỉ đói và tiên nhân v.v…?  Bấy giờ Đức Thế Tôn nói với tôn giả A-nan: “Ông đừng sợ! Ta có cách này, có thể giúp ông chuẩn bị đủ thức ăn, thức uống để bố thí cho chừng ấy trăm nghìn hằng hà sa số quỉ đói và các Bà-la-môn, tiên nhân v.v… . Ông đừng lo sợ nữa!”
Đức Phật bảo tôn giả A-an: “Ta có đà-la-ni[11] gọi là Vô lượng uy đức tự tại quang minh thù thắng diệu lực. Nếu người nào tụng đà-la-ni này thì có thể có đầy đủ các loại thức ăn, thức uống thượng diệu; chẳng những đủ để bố thí cho câu-chi,[12] na-do-tha trăm nghìn hằng hà sa số quỉ đói và Bà-la-môn, tiên nhân v.v… những chúng như thế một hộc của nước Ma-già-đà, mà còn có thể bố thí cho mỗi mỗi cá nhân của những chúng ấy bốn mươi chín hộc.”
Này A-nan! Đời trước, khi Ta làm Bà-la-môn, Ta đã học được pháp đà-la-ni này từ bồ-tát Quán Thế Âm và Thế Gian Tự Tại Oai Đức Như Lai, nên Ta có thể bố thí cho vô lượng quỉ đói và các tiên nhân v.v… các loại thức ăn, thức uống; giúp cho các loại quỉ đói thoát khỏi khổ vì thân, được sinh lên trời.
Này A-nan! Nay nếu ông thụ trì, thì phúc đức, thọ mạng đều được tăng trưởng. Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói đà-la-ni cho tôn giả A-nan nghe: “Nẵng ma tát phược đa tha, già đa, phược lô chỉ đế. Úm xam bà, la xam bà, la hồng.”
Đức Phật nói với tôn giả A-nan: Nếu có người thiện nam, người thiện nữ nào muốn được sống lâu, phúc đức lớn thêm và muốn sớm viên mãn đàn-ba-la-mật,[13] thì vào mỗi sáng sớm hay bất cứ lúc nào mà không bị chướng ngại lấy một cái chén sạch, chứa một ít nước sạch, cho vào một ít cơm hay các loại bánh v.v… tay phải bưng chén và tụng đà-la-ni trước đủ bảy lần; sau đó niệm danh hiệu của bốn đức Như Lai:
-Nẵng mồ, bà già phược đế bát la, bộ, đa la đát nẵng, da da tha, già đa, dã. Trung Quốc dịch là Đa Bảo Như Lai.
Nhờ xưng tụng danh hiệu của đức Đa Bảo Như Lai và gia trì,[14] nên có thể giúp cho tất cả các quỉ đói phá trừ nghiệp ác bỏn xẻn từ nhiều đời trước đến nay và được phúc đức tròn đủ.
- Nẵng mồ, bà già phược đế tố lỗ, ba, da đa tha, già đa, da. Trung Quốc dịch là Diệu Sắc Thân Như Lai.
Nhờ xưng tụng danh hiệu của đức Diệu Sắc Thân Như Lai và gia trì, nên có thể phá trừ hình dáng xấu xí của các quỉ đói và được đầy đủ sắc tướng.
- Nẵng mồ, bà già phược đế vĩ phô lạt già, đát la, dã đát tha, già đa, dã. Trung Quốc dịch là Quảng Bác Thân Như Lai.
Nhờ xưng tụng danh hiệu của đức Quảng Bác Thân Như Lai và gia trì, nên có thể làm cho cổ họng của các quỉ đói được rộng lớn ra và những thức ăn bố thí cho đều tùy ý ăn no đủ.
- Nẵng mồ, bà già phược đế a bà dựng ca la, dã đát tha, già đa, dã. Trung Quốc dịch là Li Bố Úy Như Lai.
Nhờ xưng tụng danh hiệu của đức Li Bố Úy Như Lai và gia trì, nên giúp cho các quỉ đói dứt trừ tất cả sợ hãi và thoát khỏi đường ngạ quỉ.
Đức Phật lại bảo tôn giả A-nan! Nếu tộc tánh thiện nam tử v.v… đã xưng tụng danh hiệu của bốn đức Như Lai ấy và gia trì rồi, khảy móng tay bảy lần, bưng chén thức ăn đó đến chỗ đất sạch, dang tay đổ xuống. Khi làm pháp thí này xong, thì ở bốn phương quanh đó, trăm nghìn na-do-tha hằng hà sa số quỉ đói như trước đã nói, mỗi một cá nhân đều được bốn mươi chín hộc thức ăn lớn như hộc nước Ma-già-đà. Thụ nhận thức ăn ấy rồi, tất cả chúng đều được no đủ. Đồng thời những quỉ đói đó đều xả bỏ thân quỉ, được sinh lên trời.
Đức Phật lại bảo tôn gia A-nan! Nếu tì-kheo, tì-kheo ni, ưu-bà-tắc,[15] ưu-bà-di,[16]thường dùng mật ngôn và danh hiệu của bốn đức Như Lai này gia trì vào trong thức ăn, thức uống rồi bố thí có quỉ, thì có thể thành tựu trọn vẹn vô lượng phúc đức, và cũng bằng với công đức cúng dường trăm nghìn câu-chi đức Như Lai v.v… không sai khác. Đồng thời được kéo dài tuổi thọ, sức khỏe dồi dào, căn lành đầy đủ, tất cả phi nhân,[17] dạ-xoa,[18]la-sát,[19] các ác thần, quỉ bạo ác v.v…  không dám gây hại. Và cũng có thể thành tựu vô lượng phúc đức, thọ mạng.
Nếu muốn bố thí cho các bà-la-môn, tiên nhân v.v… thì nên lấy thức ăn, thức uống tinh sạch đựng đầy bát và dùng mật ngôn nói trước gia trì mười bốn lần, rồi thả xuống dòng nước trong sạch. Làm như thế rồi, và dùng thức ăn ngon ngọt của thiên tiên[20] cúng dường cho trăm nghìn câu-chi hằng hà sa số bà-la-môn, tiên nhân. Những tiên nhân kia nhờ nhận được thức ăn có gia trì bằng uy đức của mật ngôn, nên mỗi mỗi đều đạt được những nguyện xưa và được các công đức lành; mỗi mỗi đồng phát thệ nguyện: “Nguyện cho người bố thí thức ăn được tuổi thọ kéo dài, sức khỏe dồi dào và được bình an. Cũng nguyện cho những người ấy hiểu rõ ràng, chính xác những điều mà tâm thấy nghe và thành tựu đầy đủ oai đức của Phạm thiên,[21] thực hành hạnh Phạm thiên. Lại nguyện cho những người ấy đạt được công đức bằng với công đức cúng dường cho trăm nghìn hằng hà sa số Như Lai và tất cả oán thù không thể xâm hại.”
Nếu tì-kheo, tì-kheo ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di muốn cúng dường Phật bảo, pháp bảo, tăng bảo, nên dùng hương hoa, thức ăn, thức uống tinh sạch, gia trì mật ngôn đã nói trước hai mươi mốt lần, rồi dâng cúng Tam bảo, thì cũng giống như những thiện nam tử, thiện nữ nhân đó đã dùng thức ăn ngon ngọt thượng vị của cõi trời hiến dâng, cúng dường Phật bảo, pháp bảo, tăng bảo khắp mười phương; cũng chính là đạt được công đức khen ngợi, khuyến thỉnh, tùy hỉ. Những người đó thường được chư Phật nhớ nghĩ và khen ngợi; các trời và thiện thần thường đến ủng hộ. Và cũng chính là viên mãn đàn-ba-la-mật.
Này A-nan! Ông nên theo lời Ta chỉ dạy đúng như pháp tu hành và tuyên truyền rộng rải, làm cho chúng sinh đều hiểu rõ, đạt được vô lượng phúc. Đức Phật nói: “Kinh này nên đặt tên là : Kinh cứu giúp quỉ đói Diệm Khẩu và chúng sinh chịu khổ đà-la-ni,’ các ông nên giữ gìn và thực hành.”
Tất cả đại chúng và tôn giả A-nan nghe Đức Phật nói như vậy rồi, một lòng tin nhận, hoan hỉ làm theo.


[1] Khai phủ開府: là chức quan cao cấp thời xưa.
[2] Nghị đồng tam tư 儀同三司: là tên gọi của một chức quan thời xưa; tức Tam tư. Tam tư gồm có: Thái úy, Từ đồ, Tư không. Hay còn gọi là Tam công.
[3] Túc quốc công 肅國公: tức vua Túc Tông.
[4] Sa-môn Bất Không 沙門不空 (S: Amoghavajra)(705-774): danh tăng dịch kinh Trung Quốc, sống vào đời Đường, là người được truyền pháp làm vị tổ thứ sáu của Mật giáo.  
[5] Ngạ quỉ 餓鬼(S: Preta): loài quỉ thường chịu đói khát, do đời trước tạo nhiều nghiệp ác, nhiều tham dục. Là 1 trong 3, là 1 trong 5 loài, là 1 trong 6 đường.  
[6] Cái hộc 斛: tên một dụng cụ đo lường thời cổ, dùng để đong thóc gạo, bằng mười đấu.
[7] Nước Ma-già-đà 摩伽陀國 (S: Magadha): tức là nước Ma-kiệt-đà theo cách dịch mới. Gọi Ma-già-đà là theo cách dịch cũ. Ma-kiệt-đà là một quốc gia thời xưa ở Ấn Độ, tức vùng Bihar ngày nay với thành phố Patna (thành Hoa Thị) và Phật-đà-già-da là trung tâm. Đây là một trong sáu nước lớn vào thời Đức Phật còn tại thế. Nước này có quan hệ rất sâu sắc với lịch sử phát triển Phật giáo.  
[8] Na-do-tha 那由他(S: Nayuta): danh từ chỉ số lượng của Ấn Độ. Theo luận Câu-xá, 12 thì 10 A-dữu-đa là 1 đại a-dữu-đa, 10 đại a-dữu-đa là 1 na-do-đa, cho nên 1 na-do-đa là 100 a-dữu-đa, 1 a-dữu-đa là 10 ức, cho nên 1 na-do-đa là 1,000 ức. Trong kinh Phật thường dùng từ ngữ Na-do-đa để chỉ số lượng cực lớn. Ngoài ra, nếu theo cách tính thông thường ở Ấn Độ thì A-dữu-đa là 1 vạn, na-do-đa là 100 vạn.
[9] Hằng hà sa số 恒河沙數: tức số lượng cát của sông Hằng. Sông Hằng là con sông dài nhất ở Ấn Độ. Con sông này là mạng sống của người dân Ấn Độ cả về phương diện vật chất lẫn tâm linh. Là con sông gắng liền với sự truyền giáo của Đức Phật. Vì thế, trong kinh Phật thường dùng hình ảnh con sông này rất nhiều. Và đây chỉ là một thí dụ điển hình, để chỉ về số lượng nhiều vô tận.  
[10] Ngũ thể 五體: năm pha bộ phận trên cơ thể: gối phải, gối trái, tay phải, tay trái và đầu.
[11] Đà-la-ni 陀羅尼(S: Dhāraṇī): năng lực của trí tuệ tóm thâu, gìn giữ vô lượng Phật pháp không để cho quên sót. Về Đà-la-ni, các kinh luận nói đến rất nhiều. Đời sau, vì hình thức Đà-la-ni giống như chú tụng, nên thường lẫn lộn chú là Đà-la-ni. Căn cứ vào câu, thì câu dài gọi là Đà-la-ni, câu ngắn gọi là Chân ngôn, 1 hoặc 2 chữ gọi là Chủng tử.
[12] Câu-chi 俱胝 (S: Koṭi): đơn vị chỉ số lượng của Ấn Độ. Theo Huyền ứng âm nghĩa 5, câu-trí hoặc câu-chi là số nghìn vạn hoặc ức của người Trung Quốc. Theo Giải thâm mật kinh sớ 6 của ngài Viên Trắc (Vạn tục 34, 444 thượng) ghi: “Câu-chi theo truyền thuyết có 3 nghĩa: 1. Mười vạn; 2. Trăm vạn; 3. Nghìn vạn. Dẫn chứng trên cho thấy sự sai khác của các bản dịch.
[13] Đàn-ba-la-mật 檀波羅蜜 (S: Dana-paramita): tức bố thì ba-la-mật. Nghĩa là bố thí một cách rốt ráo viên mãn, gồm có tài thí, pháp thí và vô úy thí. Hạnh này dùng để đối trị với tham lam bỏn xẻn, tiêu trừ được bần cùng.
[14] Gia trì 加持(S: Adhiṣṭhāna): Đức Phật và bồ-tát đem sức từ bi, bảo hộ chúng sinh.
[15] Ưu-bà-tắc優婆塞(S: Upāsaka): cư sĩ nam tại gia gần gũi phụng thờ Tam bảo, thụ trì năm giới, là một trong hai chúng tại gia, một trong bốn chúng hoặc bảy chúng để tử Phật. Ưu-bà-tắc và Ưu-bà-di đều là những người tại gia tín ngưỡng Phật pháp.  
[16] Ưu-bà-di優婆夷(S: Upāsikā): nữ chúng gần gũi Tam bảo, thụ tam qui, năm giới, thực hành thiện pháp, là một trong hai chúng tại gia, một trong bốn chúng hoặc bảy chúng để tử Phật.
[17] Phi nhân 非人(S: Amanuṣya): từ gọi chung các loại: trời, rồng, dạ-xoa, ác quỉ, tu-la, địa ngục … không thuộc loài người, mắt người không thể thấy được.
[18] Dạ-xoa 夜叉(S: Yakṣa): là loại quỉ ở trên mặt đất hoặc trong hư không, dùng oai thế não hại người, hoặc giữ gìn chính pháp. Đây là một trong tám bộ chúng.
[19] La-sát羅剎 (S: Rākṣasa): chỉ chung cho các loại ác ma.
[20] Thiên tiên 天仙(S: Devaṛṣi): chư thiên và thần tiên. Theo Lí thú phân thuật tán, trung thì loài cao tột của năm đường gọi là Thiên; người có thần đức thì gọi là Tiên.
[21] Phạm thiên 梵天(S: Brahmā): vị thần sáng tạo ra vạn hữu vũ trụ trong tư tưởng của Bà-la-môn giáo, Ấn Độ cổ đại. Trong Phật giáo, Phạm thiên và Đế thích thiên đều là những vị thần hộ pháp cho Phật giáo. Có lần Đức Thế Tôn lên cung trời Đao-lợi nói pháp để độ mẹ, lúc Ngài trở xuống nhân gian thì Phạm vương tay cầm phất trần trắng đứng hầu bên phải Đức Phật

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

Cho bạn - Cho tôi

Giữa thời buổi nhiễu nhương, mạnh ai nấy sống, hành động của em như một biểu tượng của sự hy sinh quên mình để cứu người. Tôi ở xa, xin thắp nén nhang lòng, cầu mong em siêu thoát về cõi Tịnh Độ để độ thêm nhiều người nữa.
A di đà Phật!
http://vn.news.yahoo.com/ng%C6%B0%E1%BB%9Di-h%C3%B9ng-nh%C6%B0%E1%BB%9Dng-%C3%A1o-phao-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-truy-t%E1%BA%B7ng-102050785.html

==//==

Oan gia nghiệp chướng mẹ giết con trong cơn gọi là hoảng loạn tinh thần.
Chính bản thân tôi đã từng muốn giết đi người đầu ấp tay gối, từng muốn tự tử nhưng chưa bao giờ muốn giết con. Trẻ thơ vô tội.
Phá thai đã là tội ác.
Tôi là người tội lỗi lút đầu.
Nhưng, đừng ai trách cô ấy, bởi sự oan nghiệt của luân hồi nghiệp báo mãi mãi xoay vần, khi không tỉnh táo thì không nhìn ra được.
Khi mình trong cơn khốn đốn, gọi không ai thưa, báo chính quyền k ai giải quyết. Đợi tới lúc mẹ giết con, chồng giết vợ rồi thì còn làm được gì? Chỉ có một chữ BUÔNG sẽ cứu được nhiều thứ.
Tôi may mắn gặp Phật pháp đúng lúc gia đình đang khốn đốn, tôi đã tập buông, buông dần từng thứ một từ nhà cửa, người chồng... để tới hôm nay hoàn toàn thanh thản trước bất cứ điều gì trong cuộc sống.
Cầu mong chị sám hối để chuộc lại lỗi lầm. Cầu cho đứa con oan gia của chị được siêu sanh Tịnh độ.
A di đà Phật.
http://vn.news.yahoo.com/phi-n-t-m-n-c-m-t-043500399.html

Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013

người mẫu AL


Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

Má tui nà!


Nghịch chút

Ngày mình lập gia đình, tặng Má đôi bông đồng điếu Má thích.
Ngày Má yếu, 4 hỏi Má có chia của cho đứa nào không? Má lần túi: Cho con gái cưng của tao.
Nay về SL, nhớ Má, lấy ra nghịch 1 chút!


Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Mẹ yêu


Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Chia sẻ lợi ích tinh thần

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sinh
Đồng trọn thành Phật đạo.

Nam mô A di đà Phật!

==//==

Hòa thượng Diệu Liên, người phát đại nguyện thứ 49: Ai thấy được hình ảnh tôi, nghe tôi nói một câu dù là qua băng đĩa, hình ảnh ... tôi đều độ cho họ được vãng sanh Tịnh Độ!
Nam mô A di đà Phật!





Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

Má tui đẹp ác!



Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

Người ơi có nhớ có thương một người?


Má khổ cả đời, lần đầu con được "lên khuôn" với Má lại là hoàn cảnh thế này đây. Nhưng dù sao, đây sẽ là những hình ảnh đẹp và để đời của Má con mình, ha Má?

Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

Nghĩa tình ở đâu? Oan gia trái chủ!

http://vn.news.yahoo.com/c%C3%B4-g%C3%A1i-ng%E1%BB%93i-xe-l%C4%83n-th%E1%BA%AFng-ki%E1%BB%87n-h%C6%A1n-053042818.html

Theo hồ sơ vụ án, thời điểm vợ chồng cụ Mẫn lập di chúc cho con gái được hưởng toàn bộ nhà và đất (ngày 10/8/2004), ông Phạm Công Cảnh chưa được TAND quận Đống Đa tuyên bố là đã chết. Trong khi đó, ông Cảnh lại là thương binh bị chấn thương sọ não dẫn đến tâm thần và mất khả năng lao động. Điều này đồng nghĩa với việc người lập di chúc phải ý thức được họ vẫn còn một người con trai nữa. Mặt khác, cho dù cụ Mẫn và cụ Giáp không muốn cho ông Cảnh tài sản của mình thì pháp luật vẫn buộc phải để lại 2/3 kỷ phần của một suất được thừa hưởng di sản, bởi người thân của họ không còn khả năng tự sinh sống.
Cũng chính vì lý do này mà cấp tòa sơ thẩm đã xác định bản di chúc của cụ Mẫn cùng cụ Giáp thiết lập không hoàn toàn hợp pháp và hợp lệ. Đối với nội dung phía bị đơn cho rằng không có căn cứ để xác lập ông Cảnh là con của cụ Mẫn và cụ Giáp thì không phải đợi đến phiên tòa phúc thẩm mà ngay tại cấp sơ phẩm đã được làm rõ quan hệ giữa họ là quan hệ bố mẹ và con cái. Nó được chứng minh không chỉ bằng giấy khai sinh của ông Cảnh, sổ hộ khẩu gia đình cụ Mẫn mà còn được chứng minh bởi chính lời khai của bà Thuận trong hồ sơ vụ án... Với những căn cứ ấy, chị Nguyệt hội đủ tư cách để yêu cầu pháp luật phân chia di sản thừa kế kế vị, không phụ thuộc vào di chúc.
Cấp tòa phúc thẩm nhận thấy, tòa sơ thẩm đã phân xử “thấu lý đạt tình”. Tuy vậy, việc TAND TP Hà Nội tuyên bố cho chị Nguyệt được ở tầng 1 của căn nhà tranh chấp với diện tích hơn 25 m2 mặt sàn là không thỏa đáng vì rất có thể sau này sẽ phát sinh ra những mâu thuẫn mới. Vì lẽ đó, TAND Tối cao quyết định sửa một phần bản án sơ thẩm và tuyên bố cho bà Phạm Thị Thuận được quản lý, sử dụng toàn bộ căn nhà, đất do vợ chồng cụ Mẫn để lại. Còn chị Phạm Ánh Nguyệt, thay vì sống trong căn nhà của ông bà nội sẽ nhận 4,1 tỷ đồng (tương ứng với kỷ phần di sản được hưởng) mà bà Thuận là người phải có nghĩa vụ thi hành.
===//===
A di đà Phật, lòng tham vô đáy đến nỗi thấy cháu gọi mình bằng cô tàn tật cũng không thương. Lòng nhân ái ở đâu rồi bà Thuận ơi?!?
Cầu mong cho bà được thảnh thơi an lạc!

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Con đã lớn rồi

Con 11 tuổi, cao 1m53. Chân dài, da rám nắng hồng hào khỏe mạnh bởi kết quả của những ngày gò lưng đạp xe leo dốc 4km đi về từ nhà tới trường. Hết lớp 5, con là học sinh Giỏi cùng với giấy chứng nhận đạt giải Ba cuộc thi giao lưu Toán -Tiếng Việt của TP Sơn La. Đã biết làm một bữa cơm gia đình đơn giản mà vừa miệng. Má gọi đùa con là Quản gia mới của gia đình. Mẹ cười cười không nói nhưng ngầm tự hào bởi con giỏi hơn Mẹ ngày xưa. Má động viên con bằng cách đưa con đi làm thẻ thư viện, cho con đi ăn kem tươi, mua cho con gấu bông, búp bê đôi mà con thích.
Con đã lớn rồi và là niềm vui, niềm tự hào của Má và Mẹ.

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

Thở dài

Ông bà dạy:
"Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe"
Không biết nói sao nữa, đành im lặng!

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Cái đùi gà - Đoản văn- TiPi

Mẹ nuôi bầy gà đông lắm, lần nào cả nhà về ông bà là mẹ lại làm thịt gà "cho chúng mày ăn". Hai đứa sợ sát sinh, không mấy khi đồng ý, nên hễ về thì đùng một cái kéo nhau về để tránh mẹ "làm chuyện đã rồi" là "gà đã luộc xong chờ chúng mày về", chỉ con gái còn nhỏ là hớn hở với thịt gà.
Mấy lần ăn cơm với bố mẹ, em hay nhắc chuyện hồi nhỏ em thường ao ước "con gà có 8 cái chân" (thì mới tới lượt em được "ui cái đằn"). Nghe mà thương.
Về lại nhà, mua đùi gà về làm đùi gà chiên nước mắm cho em và con ăn, mình không thích tại ăn thịt gà thì ngứa mũi. Lúc nào em cũng chia ra bắt ép mình ăn cùng.
Có lần mẹ gửi cho con gà đã làm sạch gửi đứa em mang về, luộc lên, tính đâu em sẽ hí hửng cầm 1 cái đùi gà luộc ăn như em từng ao ước. Em xé 1 đùi đưa con, còn 1 đùi, đứa em út tỉnh bơ chiếm lấy. Em ngồi gặm cái đầu gà. Mình nghe nước mắt chảy trong lòng.
Nhẫn nhịn, chịu đựng từ tấm bé đã quen. Em ơi!

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

Người Sài Gòn - Hic, nhớ Sài Gòn quá à!


Người Sài Gòn

SGTT.VN - Lần đầu tiên lên Sài Gòn là để đi thi đại học. Tôi và một thằng bạn thi chung trường nên đi chung với nhau. Ở thì không lo vì đã có nhà người quen ở bên kia cầu chữ Y. Chỉ lo cái chuyện ăn uống giữa hai buổi thi. 
Ngay sau khi thi xong môn đầu tiên, hai đứa kéo nhau ra quán cạnh trường kêu hai dĩa cơm sườn. Cầm cái muỗng, cái nĩa để ăn cơm dĩa mà cứ lọng cọng. Ăn hết dĩa cơm, uống cạn mấy ly trà đá tự múc ở trong cái xô để ở góc quán mà bụng vẫn trống không. Nhỏ lớn ở quê khi nào đi đâu xa thì cơm đùm cơm bới mang đi theo chứ có khi nào ăn cơm tiệm để mà biết kêu cơm thêm. Kêu thêm dĩa nữa thì không dám vì sợ không đủ tiền ăn cho ngày mai, ngày kia… Ngó quanh ngó quất, thấy bàn nào cũng để một nải chuối, mọi người ăn xong cứ thuận tay bẻ, người một trái, người hai trái. Thế là hai đứa sáng mắt, chuối này chắc người ta cũng cho không như trà đá. Vậy là, chỉ một loáng nguyên cả nải chuối để trên bàn chỉ còn đống vỏ.

Khi tính tiền, thấy phụ quán cứ đếm đi đếm lại mấy cái vỏ chuối để trên bàn rồi nhìn chằm chằm, thi thoảng lại liếc qua bà chủ quán đang đứng gần đó cười mím chi thì đâm lo. Không biết tiền mang theo có đủ để trả không.

Nhìn hai đứa gom từng đồng bạc để bỏ lên bàn, bỗng nhiên chủ quán bước lại. Thôi, tính hai dĩa cơm thôi. Phần chuối chắc là không biết có tính tiền nên lỡ ăn chị không tính. Ngày mai ăn có thiếu thì cứ kêu cơm thêm mà ăn, để bụng đói không làm bài được đâu.

Chỉ có nải chuối, cho thấy tính cách người Sài Gòn.

Cuộc sống không thẳng tắp. Bon chen lên Sài Gòn không phải lúc nào cũng dễ kiếm tiền. Cũng trong những năm thập niên 1980, có lần, tôi thử sức mình với nghề đạp xích lô. Mượn chiếc xe của ông chú vào buổi sáng, lúc ấy chú cho xe ở nhà để ngủ sau một đêm chạy mối chở hàng. Lần đầu tiên chạy xích lô chỉ có chạy xe không từ bên này sang bên kia cầu chữ Y đã muốn hụt hơi. Thế nhưng vẫn ráng vì trong túi không còn tiền. Chạy lòng vòng Sài Gòn cả tiếng đồng hồ,
ngang qua rạp Quốc Thanh (đường Nguyễn Trãi), thấy một đôi nam nữ đi ra, tay ngoắt, miệng kêu: Xích lô!

Luồn tay kéo thắng ngừng xe lại hỏi: Anh chị đi đâu?

– Cho ra bến xe Miền Tây. Nhiêu?

Dân miền Đông mới lên Sài Gòn tập tành chạy xe kiếm sống, biết bến xe Miền Tây đâu mà cho giá. Thôi đành chơi trò may rủi: Dạ, em mới chạy xe chưa rành đường, anh chị chỉ đường em chở. Tới đó cho nhiêu thì cho.

Tưởng không biết đường thì người ta không đi, ai dè cả hai thản nhiên leo lên. Người con trai nói: 15 đồng mọi khi vẫn đi. Cứ chạy đi tui chỉ đường.

Sức trẻ, thế mà vẫn không chịu nổi đường xa, đạp xe chở hai người từ rạp Quốc Thanh đến chân cầu Phú Lâm thì đuối, liệu sức không thể nào qua khỏi dốc cầu đành tính chước bỏ của chạy lấy người. Xuống giọng: Em mới chạy xe,
đi xa không nổi. Anh chị thông cảm đi xe khác giùm.

Ai ngờ người con trai ngoái đầu lại: Tui biết ông đuối từ hồi nãy rồi. Thôi leo lên đằng trước ngồi với bà xã tui. Đưa xe đây tui đạp cho. Tui cũng từng đạp xích lô mà!

Thế là, vừa được khách chở, lại vừa được lấy tiền. Không phải 15 đồng mà tới 20 đồng.

Chắc cũng chỉ có người Sài Gòn mới khoáng đạt như vậy!

Người Sài Gòn tốt bụng, chia sẻ không từ những chuyện cá biệt, người nơi khác vào Sài Gòn hỏi đường thật dễ chịu. Già trẻ lớn bé, gặp ai hỏi người ta cũng chỉ dẫn tận tình. Có nhiều người còn bỏ cả công việc để dẫn kẻ lạc đường đi đến đúng địa chỉ cần tìm. Có những địa chỉ nhiều người hỏi quá, thế là người Sài Gòn nghĩ cách viết hoặc bỏ tiền ra đặt làm một cái bảng đặt bên lề đường, gắn vào gốc cây. Đôi khi, kèm theo một câu đùa, câu trách rất Sài Gòn ở cái bảng này khiến ai đọc cũng phì cười. Như cái bảng viết trên nắp thùng mốp trên đường Sư Vạn Hạnh mới đây: "Bà con nào đi photo thì qua bưu điện bên đường. Hỏi hoài mệt quá!"

Đi xe ôm, taxi, gặp đúng dân Sài Gòn thì mười người hết chín không lo bị chặt chém, vẽ vời. Đôi khi, kêu giá là vậy, nhưng khách không có tiền lẻ hoặc hết tiền người ta còn bớt, thậm chí cho thiếu mà không cần biết khách ở đâu, có trả hay không. Với người Sài Gòn, đó là chuyện nhỏ.

Ở Sài Gòn, cho tới bây giờ vẫn còn nhiều nhà để một bình nước suối trước nhà kèm thêm một cái ly, một cái bảng nước uống miễn phí. Và bình nước này không bao giờ cạn, như lòng tốt của người Sài Gòn.

Có người đã phát hiện, khi bạn chạy xe trên đường phố Sài Gòn, nếu có ai đó chạy theo nhắc bạn gạt cái chân chống hay nhét lại cái ví sâu vào túi quần thì đích thị đó là người Sài Gòn.

Bài: NHỊ NGUYÊN
Ảnh: HÀ THÀNH

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

Nhắc lại thấy đau lòng


Sự lạc hậu được mặc định

Các mức giá trên đây giờ chỉ còn trong “kỷ yếu” của ngành tài chính chứ không còn diễn ra trên thực tế nữa, nhất là con số 300 đồng. Chuyện này không chỉ xảy ra ở Ninh Thuận mà hầu như địa phương nào cũng có. Nhiều văn bản quy định chi tiêu của ngành tài chính ban hành cách đây đã 10 năm, lúc ấy chai nước ngọt có 2.000, nay đã là 10.000 đồng nhưng có vẻ như những người soạn các văn bản quy định ấy luôn đứng bên lề các cơn bão giá. Mọi người đều biết các quy định đã quá lạc hậu nhưng tất cả các cơ quan hưởng lương và các chế độ chi tiêu từ ngân sách nhà nước đều phải răm rắp tuân thủ, ai “vượt rào” thì bỏ tiền túi ra mà đền nếu kiểm toán phát hiện sai phạm.
Các nhà soạn luật và các văn bản dưới luật bao giờ cũng phải dựa vào cơ sở thực tế của đời sống. Mà đời sống thì luôn biến đổi từng ngày, chẳng bao giờ “đứng yên”, vì vậy, mặc định những điều đã lạc hậu không những gây cản trở cho sự phát triển của xã hội mà còn thể hiện sự vô cảm và thiếu trách nhiệm của người ban hành. Ngay cả hiến pháp, các điều khoản không quá cụ thể như “chi tiêu tài chính” nhưng vẫn phải sửa đổi cho phù hợp với xu thế hiện thời, huống là chuyện “uống nước 300 đồng”.
Biết lạc hậu nhưng vẫn cố níu giữ những điều phi lý ấy, vì sao? Vì người ra văn bản là để cho người khác thực hiện, còn mình thì không quan tâm. Bộ Tài chính đã từng quy định cho cán bộ “cấp trên” khi về cơ sở công tác, tuyệt đối “cấp dưới” không được lo chỗ ngủ vì đã có công tác phí rồi. Thế nhưng, mỗi khi “trên” về công tác, các địa phương “tự hiểu” là phải làm gì. Không chỉ dừng lại ở những bữa tiệc linh đình, mà sau chuyến công tác, còn được “gói” mang về nữa. Tệ hại hơn, nhiều người còn mua hóa đơn phòng ngủ để về thanh toán với cơ quan. Cấp dưới, sau khi tiễn “cấp trên” ra về, kế toán phải lo khâu “chứng từ hợp lệ”, nghĩa là phải quy đổi tiền uống bia ra uống nước khoáng, tiền quà ra một khoản “chi khác” nào đó cho hợp với quy định. Tất cả những trò gian dối ấy, “trên” biết cả, song họ vẫn xem đó như là chuyện đương nhiên. Đố mà cấp dưới nào dám áp dụng ngay như các văn bản quy định do chính “cấp trên” soạn thảo. Màn kịch “lách” quy định này, từ người ra văn bản lẫn người thực hiện đều là những diễn viên chuyên nghiệp cả, chỉ có người dân là những khán giả bị mua vé hớ mà thôi.
Cập nhật những văn bản lạc hậu để phù hợp với thực tế là điều không quá khó khăn nhưng đáng tiếc là, người soạn thảo các văn bản nọ lại đang tự đứng riêng ở một cõi khác.
Trần Đăng

==//==
Hồi mình còn đi dạy, mỗi lần tính "tiền sân bãi" (dành cho GV Thể dục - còn gọi là tiền "đứng nắng", lâu lâu gọi tếu là " tiền đứng đường" ) là mấy anh em cười với nhau, tại từ năm nẳm nào đó tiền đứng nắng 1 tiết được tính là 2300đ = 1/2kg gạo. Đi dạy từ năm 1999, tới năm 2010 vẫn là 2300 đồng/ tiết , lúc đó gạo đã lên 10.000đ/kg nên mình đùa với đồng nghiệp là 2300đ không đủ mua nửa kg cám chứ đừng nói tới gạo. 
Bồi dưỡng HS thi đấu TDTT, hội khỏe Phù Đổng ở trường thì thầy 2000đ/ buổi, trò 1000/ buổi (chỉ đủ uống đúng 1 ly trà đá) và tối đa chỉ được 10 buổi. Hà hà...
Xin lỗi, chịu không nổi!
Nói theo Trần Đăng, lạc hậu còn dài dài nhe mấy cưng!
==//==

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2013

14.02.2013


Truyện ngắn Tết Quý Tỵ - Tg: Nguyễn Ngọc Tư


Tình máy bay giá rẻ

Tèo hồi nhỏ ít ăn muối iốt, nhưng đi chừng 4 chuyến bay là rút kinh nghiệm được ngay, máy bay có thể trễ vì đổ dầu nửa chừng thì hết dầu (do thằng cung cấp nhiên liệu là người của hãng bay đối thủ, tụi nó hay chơi xấu), hoặc máy bay trên đường về thì gặp bầy chim lạ, phi công khoái quá rượt theo coi, hoặc vì anh tài xế ngồi trong nhà vệ sinh, ấy ấy xong rồi nhưng mải nhắn tin cho bồ mà quên lái xe buýt chở hành khách ra máy bay…
Tóm lại kiểu nào cũng trễ, chưa kể một chị lao công trong tổ làm sạch máy bay xin nghỉ đi ăn thôi nôi thằng cháu, nên tiến độ quét dọn có trễ hơn dự kiến chừng 30 phút. Có hề gì, Tèo là Tèo quen rồi, nên lấy điện thoại ra chơi game, thay vì ngồi đó bực cái mình.
Tèo phẩy tay cho qua cái rột, nghĩ bay giá rẻ mà. Còn hơn đi hãng hàng không Hàng Đầu mà vẫn tức anh ách mỗi khi nghe thông báo xin lỗi trễ 1 tiếng vì máy bay chưa về kịp, hoặc chưa bay được vì phải chờ một em xinh đẹp sau khi làm thủ tục và vô phòng chờ ngồi giũa móng tay đã đời thì phát hiện ra đôi giày không hợp với váy bèn chạy về nhà thay, báo hại mấy trăm con người ta ngồi è ra chờ. Bữa nào Tèo gặp cảnh đó, tức như là ai bóp cổ. Thôi, bay giá rẻ cho lành, bất tiện bao nhiêu cũng có thể đổ lên đầu chữ “rẻ”. Tiền nào của nấy.
Phần nữa, Tèo khoái bay giá rẻ bởi nó gần gũi với cái gốc bần cố nông của mình. Cả mùa hè ngược xuôi bán bưởi, ở phòng chờ cũng như trên máy bay, Tèo không bị tủi thân bởi những ông com-lê cà-vạt kéo cái túi hàng hiệu Cu-xì, Eo-lờ cũng như những chân dài treo váy, mặt tô ngũ sắc, tóc quắn sợi mì, đeo kính râm Mông-bơ-lăn…
Bọn họ không bao giờ lượn lờ chỗ Tèo, sợ mất mặt. Máy bay Tèo đi, bà con ngồi co hai chân như chạy nước lụt, kẹp xỉa giắt tóc, ngồi buồn lần lai áo cũng kiếm được mấy hột lúa cắn cóc cóc chơi. Máy bay giá rẻ chở dân nhà nghèo, mấy anh chị công nhân thì mặt nhăn nhó vì nhịn đi vệ sinh lâu ngày (do chủ xưởng bắt làm vậy, chớ ai mà muốn giữ khư mấy thứ đó trong người). Hành khách toàn dùng bị bàng giỏ đệm, ba-lô Trung Quốc khuyến mãi chất gây ung thư có thể bung dây kéo bất cứ lúc nào.
Có lần, cầu thang dẫn lên máy bay ùn tắc vì bị bàng của chị kia bung đáy, báo hại nội y bay tá lả! lần khác là do hai ông bà cụ đứng dang tay mặt lim dim đón gió y hệt tư thế của tiểu thơ Bông Hồng trong phim Tàu Chìm để… chụp hình. Bữa đó, Tèo kẹp nách gói xôi gà nguội ngắt, hai tay bận xách bưởi nên lên tới chỗ ngồi thì hộp xôi nóng hổi, phát hiện ra nách có thể hâm xôi. Được cái là hôm nào không có vụ ùn tắc do chụp hình, thì xe buýt cũng đậu ì giữa phi trường, không thèm mở cửa cho ra, vì cầu thang dẫn lên máy bay lắp chưa xong, vậy là thức ăn đem theo món nào cũng nóng.
Đi một chuyến lạ lẫm, đi hai chuyến là Tèo bắt khoái luôn máy bay giá rẻ. Tèo ưa quá là ưa những âm thanh của nó, sống động như ở nhà mình vậy. Tụi nhỏ đánh bài tiến lên cãi nhau ỏm tỏi, hay giọng một chị đàn bà rốp rẻng kể chuyện đi bắt ghen, hay tiếng gãi ghẻ sột soạt của thằng cu ngồi cạnh. Tèo ghiền quá là ghiền cái mùi máy bay giá rẻ. Mùi xôi gà, khoai lang nướng rưới mỡ hành, cơm thịt nướng chan nước mắm tỏi ớt. Có bữa cả khoang máy bay no nê mùi sầu riêng. Rằm tháng bảy năm ngoái, Tèo xách hai trái bưởi, bay chuyến 2 giờ rưỡi (tất nhiên là vé nó ghi bay 12 giờ).
Lúc thắt dây an toàn thì má ơi, Trời đất thánh thần thiên địa ơi, Tèo nghe mùi mắm ruốc chói lọi chiếu đến từng tế bào, khiến tóc tai dựng lên trong nỗi thèm thịt chó. Suốt chuyến bay, Tèo cứ mụ mị đi vì mùi mắm thấm đẫm trên bâu áo, trên chân tóc và móng tay, Tèo đảo đi đảo lại suốt trên máy bay, mà vẫn không phát hiện ra được ai mang lên đây cái mùi nồng nàn đó, vì nó bão hòa đến chân tơ kẽ tóc của từng hành khách rồi. May mà khi xuống máy bay, bước vào xe buýt, lần theo cái mùi lãng mạn sắp tan đi mất trong nắng gió phi trường, Tèo phát hiện chủ nhân của nó đang đứng dính bên mình. Một cô nàng trông thật diễm tình với vòng vàng xủng xẻng. Lúc cô nhoẻn cười Tèo còn phát hiện ra chút mắm còn giắt răng. Tèo nghe như sét đánh cái rầm.
Bầu, tên cô gái đó giờ là vợ của Tèo, người đang chờ đón chồng sau chuyến bay (luôn luôn) bão táp. Yêu nhau rồi mới biết vàng kia của Bầu toàn vàng sịa. Mất việc ở Sì thành, Bầu trở về quê, dỡ cơm trắng ra hộp, chiên mấy miếng đậu hủ, rưới mắm tôm lên để dành ăn lúc đi đường. Báo hại cả máy bay nhỏ dãi nhớ thương cầy 7 món, cô tiếp viên chắc nhịn không nổi, nên trong những thông báo phát trên máy bay, Tèo nghe giọng cô ướt chèm nhẹp. Bầu ngỏn ngoẻn cười, Trời, em mà biết vậy là đã không ăn món có mắm tôm, chỉ mắm ruốc thôi cho bà con đỡ khổ!
Tèo yêu cái nết thiệt thà của Bầu, và càng yêu càng thấy cảm tình với máy bay Việt mến yêu. Công chuyện của Tèo là bán bưởi, loại bưởi từ khi còn bằng trái chanh đã được chích vào một ít chất Taratanda y chang hơn ma túy, nó nằm nguyên trong đó, rồi bưởi lớn lên Tèo hái đi bán cho huynh đệ Hải Thành xẻ ra lấy cái lỏi để phê tê mê. Vì vậy mà đi máy bay như cơm bữa, xem máy bay là nhà, và chuyện trễ tràng, hoãn chuyến như cơm phải có nước mắm ăn kèm. Tả như ông cậu kiêm nhạc sĩ, kiêm bác sĩ chích chó của Tèo, người có lần bay chung một chuyến và suýt mở cửa phụ máy bay để cho mát, ông bảo ngồi ở đây tao nghe thấm đẫm mùi đồng bãi quê mình. Hành khách thì chân tình, còn tiếp viên nói đớt.
Chuyến bay hôm đó, hãng còn khuyến mãi thêm 30 phút bay xà quần trên trời chẳng biết vì lý do gì, chỉ nghe tiếp viên nói có hoạt động quân sự nên phải bay lòng vòng né, không thì nổ tung tóe. Nói vậy thì nghe vậy, Tèo vẫn nghi là ở đường băng người ta đang sửa ổ voi nên chưa xuống được, hoặc có đàn bò đang sưởi nắng, hoặc có thằng cha nào cởi truồng nằm đó phản đối vì sân bay lấy đất của ổng mà bồi thường không thỏa đáng. Tèo thấy hơi lo trong khi bà con ngồi quanh Tèo cứ rú lên sung sướng vì được bay lâu mà hong phải mất thêm tiền.
Thời buổi kinh tế khó khăn, cứ chắt mót được chút nào sướng chút ấy. Cũng may bữa đó máy bay xuống đất được, về tới nhà, rúc rích Bầu xong, Tèo phát hiện ra chuyện nàng tắm sạch sẽ trước giờ gặp mình, có khi không hay bằng cứ để nguyên mùi vị tự nhiên của cơ thể. Mặc dù Bầu phụng phịu em tắm rồi, nhưng tại máy bay xuống trễ xa dự kiến (đã có trừ hao) quá...
Thì có sao đâu, Bầu? Tèo vẫn yêu nàng như tình yêu với máy bay giá rẻ, với những bạn đường hồn nhiên cứ lo là máy bay không ghé dọc đường thì ấy ấy ở đâu, như yêu cái mùi thức ăn quyện vào nhau khăn khẳn cũng như những cô tiếp viên đớt đát. Yêu lắm cơ!

NGUYỄN NGỌC TƯ

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Tự trấn an mình


Động từ trong tiếng Anh: Cách chia động từ trong Tiếng Anh, những động từ đi cùng với tính từ, những nguyên tắc căn bản nhất khi chia động từ trong tiếng Anh

Cách chia động từ trong Tiếng Anh

( englishtime.us) Như các em đã biết chia động từ là một trong những vấn đề rắc rối mà các em luôn gặp phải trong quá trình học tiếng Anh, nắm nững kiến thức chia động từ không những giúp các em làm được các bài tập về chia động từ trong ngoặc mà còn giúp các em tự tin khi viết câu.

Trước khi vào nội dung chính các em cần nắm vững một nguyên tắc căn bản nhất trong tiếng Anh là : CÓ CHỦ TỪ THÌ ĐỘNG TỪ CHIA THÌ, KHÔNG CÓ CHỦ TỪ THÌ ĐỘNG TỪ KHÔNG CHIA THÌ  mà phải chia dạng: Xem ví dụ sau:
when he saw me he (ask) me (go) out
Xét động từ ask : nhìn phía trước nó có chủ từ he vì thế ta phải chia thì - ở đây chia thì quá khứ vì phía trước có saw. Xét đến động từ go, phía trước nó là me là túc từ nên không thể chia thì mà phải chia dạng - ở đây là to go, cuối cùng ta có when he saw me he asked me to go out
Về vấn đề chia thì chắc các em cũng đã nắm cơ bản rồi. Hôm nay tôi muốn cùng các em đi sâu vào vấn đề chia dạng của động từ .
Động từ một khi không chia thì sẽ mang 1 trong 4 dạng sau đây :
- bare inf (động từ nguyên mẩu không có to )
- to inf ( động từ nguyên mẫu có to )
- Ving (động từ thêm ing )
- P.P ( động từ ở dạng past paticiple )
Vậy làm sao biết chia theo dạng nào đây ?
Ta tạm chia làm 2 mẫu khi chia dạng :

1) MẪU V O V 
Là mẫu 2 động từ đứng cách nhau bởi 1 túc từ 
Công thức chia mẫu này như sau :
Nếu V1 là : MAKE , HAVE (ở dạng sai bảo chủ động ), LET 
thì V2 là BARE INF 
Ví dụ:
I make him go 
I let him go

Nếu V1 là các động từ giác quan như : HEAR, SEE, FEEL, NOTICE, WATCH, OBSERVE...
thì V2 là Ving (hoặc bare inf )
Ví dụ:
I see him going / go out
Ngoài 2 trường hợp trên chia to inf

2) MẪU V V

Là mẫu 2 động từ đứng liền nhau không có túc từ ở giữa 
Cách chia loại này như sau:
Nếu V1 là :
KEEP, ENJOY, AVOID, ADVISE, ALLOW, MIND, IMAGINE, CONSIDER, PERMIT, RECOMMEND, SUGGEST, MISS, RISK, PRACTICE, DENY, ESCAPE, FINISH, POSTPONE, MENTION, PREVENT, RECALL, RESENT, UNDERSTAND,
ADMIT, RESIST, APPRECIATE, DELAY, EXPLAIN, FANCY, LOATHE, FEEL LIKE, TOLERATE, QUIT, DISCUSS, ANTICIPATE, PREFER, LOOK FORWARD TO, CAN'T HELP, CAN'T STAND, NO GOOD, NO USE 
Thì V2 là Ving
Ví dụ:
He avoids meeting me

3) RIÊNG CÁC ĐỘNG TỪ SAU ĐÂY VỪA CÓ THỂ ĐI VỚI TO INF VỪA CÓ THỂ ĐI VỚI VING TÙY THEO NGHĨA 

STOP
+ Ving :nghĩa là dừng hành động Ving đó lại 
Ví dụ:
I stop eating (tôi ngừng ăn )
+ To inf : dừng lại để làm hành động to inf đó 
Ví dụ:
I stop to eat (tôi dừng lại để ăn )

FORGET, REMEMBER
+ Ving : Nhớ (quên) chuyện đã làm 
I remember meeting you somewhere last year (tôi nhớ đã gặp bạn ở đâu đó hồi năm ngóai )
+ To inf :
Nhớ (quên ) để làm chuyện gì đó 
Ví dụ:
Don't forget to buy me a book : đừng quên mua cho tôi quyển sách nhé (chưa mua ,)
REGRET
+ Ving : hối hận chuyện đã làm 
I regret lending him the book : tôi hối hận đã cho anh ta mượn quyển sách 
+ To inf : lấy làm tiếc để ......
Ví dụ:
I regret to tell you that ...( tôi lấy làm tiếc để nói với bạn rằng ...) - chưa nói - bây giờ mới nói 

TRY
+ Ving : nghỉa là thử
Ví dụ:
I try eating the cake he makes ( tôi thử ăn cái bánh anh ta làm )
+ To inf : cố gắng để ...
Ví dụ:
I try to avoid meeting him (tôi cố gắng tránh gặp anh ta )

NEED , WANT
NEED nếu là động từ đặc biệt thì đi với BARE INF 
Ví dụ:
I needn't buy it ( need mà có thể thêm not vào là động từ đặc biệt )
NEED là động từ thường thì áp dụng công thức sau :
Nếu chủ từ là người thì dùng to inf 
Ví dụ:
I need to buy it (nghĩa chủ động )
Nếu chủ từ là vật thì đi với Ving hoặc to be P.P

Ví dụ:
The house needs repairing (căn nhà cần được sửa chửa )
The house needs to be repaired
4) MEAN
Mean + to inf : Dự định
Ví dụ:
I mean to go out (Tôi dự định đi chơi ) 
Mean + Ving :mang ý nghĩa
Ví dụ:
Failure on the exam means having to learn one more year.( thi rớt nghĩa là phải học thêm một năm nữa)
5) GO ON 
Go on + Ving : Tiếp tục chuyện đang làm 
After a short rest, the children go on playing (trước đó bọn chúng đã chơi )

Go on + to V : Tiếp tục làm chuyện khác.
After finishing the Math problem, we go on to do the English exercises (trước đó làm toán bây giờ làm tiếng Anh )


6) các mẫu khác 
HAVE difficulty /trouble / problem + Ving 
WASTE time /money + Ving 
KEEP + O + Ving 
PREVENT + O + Ving
FIND + O + Ving 
CATCH + O + Ving

HAD BETTER + bare inf.

7) Các trường hợp TO + Ving

Thông thường TO đi với nguyên mẫu nhưng có một số trường hợp TO đi với Ving ( khi ấy TO là giới từ ), sau đây là một  vài trường hợp  TO đi với Ving thường gặp :

Be/get used to

Look forward to

Object to

Accustomed to
Confess to

Ngoài các công thức trên ta dùng TO INF.

Những động từ đi cùng tính từ – LOOK, FEEL, SEEM, SOUND

Bạn có thể download bảng động từ trong tiếng Anh tại đây:
Động từ, trạng từ và tính từ Một động từ là một từ mà diễn tả một hành động – ví dụ: walk (đi bộ), work (làm việc), drive (lái xe). Những trạng từ là những từ miêu tả những hành động mà được mô tả bởi những động từ- xảy ra như thế nào.
He walked slowly – (How did he walk? Slowly.)
Anh ta đi bộ một cách chậm chạp (Anh ta đi bộ như thế nào? Chậm chạp)
She worked hard – (How did she work? Hard.)
Cô ta làm việc một cách chăm chỉ (Cô ta làm việc như thế nào? Chăm chỉ)
He drives dangerously – (How does he drive? Dangerously.)
Anh ta lái xe một cách nguy hiểm (Anh ta lái xe như thế nào? Nguy hiểm)
Một số động từ có thể sử dụng với tính từ, để cung cấp thêm thông tin về chủ ngữ của động từ đó. Những động từ này có chức năng là một cầu nối giữa tính từ và một điểm cụ thể của một chủ từ.
Helen nói rằng ‘It’s a gorgeous dress, Alice, but the other one seemed nicer.’ (‘nice’ refers to ‘the dress’)
‘Nó là một chiếc áo đầm đẹp, nhưng cái kia thì có vẻ đẹp hơn.’ (‘nice’ đi với ‘the dress’)
Alice trả lời ‘It is lovely, isn’t it? But you’re right, the blue dress looks better.’ (‘better’ refers to ‘the dress’; ‘look’ refers to an aspect of the dress – here, the way it looks)
‘Nó thật đẹp phải không? Nhưng bạn đã nói đúng, áo đầm màu xanh dương đẹp hơn.’ (‘better’ đi với ‘the dress; ‘look’ miêu tả một điểm của áo đầm – ở đây, hình thức của áo đầm)
Helen nói rằng ‘And after that I expect we’ll all be feeling peckish…’ (‘peckish’ refers to ‘we’; ‘feel’ refers to an aspect of ‘we’. In other words, we don’t look peckish, we don’t sound peckish, we feelpeckish.)
‘Và cuối cùng tôi nghĩ rằng chúng ta đều cảm thấy đói bụng…’ (‘peckish’ đi với ‘we’, ‘feel’ đi với một điểm của ‘we’. Nói cách khác, chúng ta không nhìn có vẻ đói bụng, chúng ta không nghe như đói bụng, chúng ta cảm thấy đói bụng.)
Những động từ về quan điểm, cảm giác và thay đổi trạng thái với tính từ
Những động từ này có thể được sử dụng với tính từ theo cách này được gọi là những động từ liên kết. Chúng còn được gọi là copula verbs. Chúng có thể chia thành những nhóm sau:
Những động từ quan điểm: seem, appear
Your plan seems realistic.
Kế hoạch của bạn có vẻ thực tế.
He appears older than he really is.
Anh ta nhìn có vẻ như già hơn tuổi.
Những động từ cảm giác: look, feel, taste, smell, sound
The blue dress looks better.
Áo đầm màu xanh dương nhìn đẹp hơn.
This fabric feels lovely.
Loại vải này có vẻ đẹp.
I didn’t enjoy the food. It tasted horrible.
Tôi không thích món này. Nó dở quá.
These flowers smell beautiful.
Những hoa này có mùi thơm.
That sound system sounds expensive.
Hệ thống âm thanh đó có vẻ đắt tiền.
Những động từ thay đổi trạng thái: become, get, go, turn
She became very angry when she saw what they had done.
Cô ta đã nổi giận khi thấy những gì họ đã làm.
As night fell the air grew cold.
Càng tối, trời càng lạnh.
The sun got hotter and hotter.
Trời càng lúc càng nóng hơn.
His face went white with shock when he heard the news.
Mặt của anh ta trắng bệt với ngạc nhiên khi nghe tin.
As I get older, my hair is starting to turn grey.
Khi tôi già đi, tóc bắt đầu bạc đi.
Những động từ, trạng từ và tính từ khác
Những động từ Link/copula có thể đi với tính từ. Chúng cũng có chức năng như một động từ mà đi cùng với trạng từ.
She looked angry (adjective) = she had an angry expression
Cô ta giận dữ (tính từ) = cô ta có sự biểu lộ giận dữ
She looked angrily (adverb) at her husband. Here, ‘looked’ is a deliberate action.
Cô ta nhìn chồng một cách giận dữ. Ở đây, ‘looked’ là một động từ có chủ ý.
The cake tasted beautiful (adjective) = the cake had a beautiful taste.
Chiếc bánh này ăn ngon (tính từ) = chiếc bánh này có vị ngon.
She quickly (adverb) tasted the cake. Here, ‘tasted’ is a deliberate action.
Cô ta ăn thử chiếc bánh một cách vội vã. Ở đây, ‘tasted’ là một động từ có chủ ý.

==//==
Cách chia thì trong tiếng Anh: Thông thường ta có thói quen chia thì dựa theo dấu hiệu. Ví dụ như thấy chữ ago là thì qua khứ đơn, chữ usually thì là hiện tại đơn.

CÁCH CHIA THÌ TRONG TIẾNG ANH - THÌ TRONG TIẾNG ANH

HỌC CÁCH DÙNG THÌ NHƯ THẾ NÀO ?

Có khi nào các em ngồi ngẫm nghĩ rồi tự hỏi: Tại sao bất cứ sách ngữ pháp nào cũng có nói về cách chia thì, bất cứ chương trình học nào, cấp lớp nào cũng có dạy về chia thì.Thậm chí người ta còn in ra những cẩm nang, những "bí quyết" dùng thì. Trên bất cứ diễn đàn tiếng Anh nào chỉ cần click vào là có nói về chia thì ! Thế mà nghịch lý thay, chia thì là một trong những dạng bài tập khó nhất, học sinh "ngán" nhất. Thử xem lại 6 năm học ở phổ thông có năm nào không có chương trình về chia thì không? vậy mà học sinh lớp 12 có mấy ai dám chắc đã nắm vững về cách chia thì ? Rồi có khi nào các em lại từ hỏi tiếp " Tại sao thầy cô- họ cũng học công thức đó, cũng cách dùng đó- như mình - mà tại sao họ làm bài được? còn ta thì không! Vậy những sai lầm trong cách học chia thì ở chổ nào? Làm sao khắc phục? Những kinh nghiệm "xương máu" dưới đây, thầy hy vọng giúp các bạn phần nào.

Thông thường ta có thói quen chia thì dựa theo dấu hiệu. Ví dụ như thấy chữ ago là thì qua khứ đơn, chữ usually thì là hiện tại đơn. Mà cách này cũng đúng thật khi ta học ở trình độ sơ cấp ( như lớp 6,7 phổ thông hiện nay ); thế là nó hình thành trong đầu ta như một qui luật. Chính điều này (áp dụng máy móc) đã làm cho ta "hư" sau này và không thể hiểu nổi nhiều trường hợp như: Tại sao gặp chữ usually mà lại chia quá khứ đơn !

Tiếp sau đây mời các em theo dõi mẫu đối thoại sau đây giữa thầy cucku và một người lạ mặt.

Vậy làm sao bây giờ? học cách gì cho đúng ?

- Học theo cách dùng chứ không theo dấu hiệu.

Vậy người ta cho dấu hiệu để làm gì?

- Chỉ để tham khảo để biết ngử cảnh mà thôi.

Vậy khi gặp câu: " I always (get) up late." " thì phải ngồi đưa vào ngữ cảnh gì gì đó để chia thì à ? làm xong 10 câu như vậy chắc hết giờ luôn quá !

- Câu hỏi hay ! Thật ra đó là nguyên tắc thôi, người có kinh nghiệm luôn có 2 cách làm :

Cách1 : Đối với những câu dễ , đơn giản => họ chỉ cần dựa theo dấu hiệu mà làm

Cách 2 : đối với những câu khó, phức tạp họ mới sử dụng cách phân tích theo ngữ cảnh.

Vậy cách chia thì theo kiểu phân tích ngữ cảnh là sao? có dễ học không ? nếu nó thật sự hay và hiệu quả sao người ta không dạy?

- Ôi ! hình như bạn là phóng viên chuyên đi phỏng vấn hay sao mà hỏi toàn câu hóc búa không vậy?

Thứ nhất: "bài bản" xưa nay là vậy, con người có sức ý quán tính nên cứ nghỉ cái gì "theo sách" là tốt , toàn diện hết nên không có ý muốn thay đổi.

Thứ hai: Chương trình ở trường có giáo án hết , tiết nào dạy thì gì, nên khó mà thay đổi được. Mà dạy từ từ theo kiểu đơn giản như vậy thì học sinh hiểu và làm bài được ngay, kết quả thấy liền nên thầy, cô thường chọn theo cách này cho nhẹ.( hiểu, nhưng là hiểu theo kiểu thầy bói xem voi, không tổng hợp được)

Thứ ba : Phương pháp này phải nói là hơi khó tiếp thu, đòi hỏi phải giảng rất kỹ, mất nhiều thời gian ( nhưng hiểu rồi là ngon lành, xài hoài luôn)

Vậy bạn không là giáo viên hay sao mà không cần giáo án, bạn từng dạy ai cách này chưa? kết quả thế nào?

Ghê thật ! hình như bạn còn là công an nữa thì phải ! điều tra ghê thiệt, câu hỏi lại sắc như dao ấy, lại "soi mói đời tư" người ta nữa chứ.

- Giáo viên ở trường, trung tâm thì không nhưng dạy thì có. Hìhi, ưu điểm chổ này đây. Dạy theo kiểu tài tử, yêu thích là chính nên không bị áp lực gò bó, tha hồ thử nghiệm.

Bạn từng dạy ai cách này chưa?

- Dạy cách này không đó chứ!

Kết quả thế nào?
- Kết quả 10 người thì hết 8 thành công, còn 2 người kia thì tiếp thu không vô nổi vì trình độ yếu, đành phải học theo cách truyện thống ( nhưng cũng hơn những ngưoi không học phương pháp này vì dù sao cũng đã được học qua "nội công tâm pháp" chánh tông của cucku )

PHƯƠNG PHÁP CHIA THÌ THEO SƠ ĐỒ

Phương pháp chia thì theo sơ đồ là một phương pháp mới đòi hỏi các em phải tập cho quen mới có thể làm nhanh được. Nhìn vào sơ đồ các em có thể thấy mũi tên theo chiều đứng là biểu thị cho cột mốc thời gian lúc hiện tại, mũi tên chiều ngang là biểu thị cho quá trình thời gian từ quá khứ cho đến tương lai, phía bên trái là khu vực những chuyện đã xảy ra rồi, bên phải là khu vực những chuyện chưa xảy ra.
Cách làm như sau:
Khi gặp một câu về chia thì ta xem xét xem hành động trong đó thuộc khu vực nào trong 3 khu vực sau:
- Xãy ra suốt quá trình thời gian
- Xảy ra rồi
- Đang xảy ra trước mắt
- Chưa xảy ra
Nếu ta thấy hành động đó lúc nào cũng có, lúc trước cũng có, sau này cũng có, nói chung là trên biểu đồ thời gian chỗ nào cũng có nó thì ta phân loại chúng vào nhóm Xảy ra suốt quá trình thời gian, và ta chia thì hiện tại đơn cho nhóm này.
Nếu ta thấy hành động đó đã xãy ra rồi thì ta xếp chúng vào nhóm - Xảy ra rồi , nhóm này được biểu thị ở khu vực bên trái của sơ đồ gồm các thì sau : quá khứ đơn, quá khứ hoàn thành, hiện tại hoàn thành
- Đã hoàn tất có thời gian xác định: quá khứ đơn
-  Đã hoàn tất không có thời gian xác định : hiện tại hoàn thành
- Có trước - sau : quá khứ hoàn thành cho hành động trước và quá khứ đơn cho hành động sau.
Nếu ta thấy hành động đó đang xảy ra trước mắt, ta xếp vào nhóm Đang xảy ra trước mắt và dùng hiện tại tiếp diễn.
Nếu ta thấy hành động đó chưa xảy ra rồi thì ta xếp chúng vào nhóm - Chưa xảy ra. Nhóm này nằm khu vực bên phải sơ đồ :
Nếu có 2 hành động trước -sau thì hành động xảy ra trước dùng tương lai hoàn thành, hành động xảy ra sau dùngtương lai đơn
Lưu ý nếu trước mệnh đề có chữ "khi" ( when, as, after, before, by the time...) thì không được dùng will
Đâu thầy trò mình ứng dụng thử vài câu xem sao nhé
Ví dụ 1:
When  a child, I usually (walk) to school.
Câu này nếu học vẹt, thấy usually thì vội chia hiện tại đơn là tiêu. Phân tích coi sao: when a child ( khi tôi còn nhỏ) vậy là chuyện xảy ra rồi =>Nếu làm trắc nghiệm thì các em loại hết các thì bên phải sơ đồ (các thì  tương lai, hiện tại), không có ý nói trước- sau nên loại luôn quá khứ hoàn thành, chỉ còn lại hiện tại hoàn thành và quá khứ đơn thôi. Thấy có thời gian xác định ( when a child) nên dung quá khứ đơn - xong
Ví dụ 2:
When I came, he ( already go) for 15 minutes.
Câu này cũng vậy, nếu làm theo thói quen  thấy already cứ chí hiện tại hoàn thành là sai. Phải xem xét 2 hành động, khi tôi đến, anh ta đã đi rồi=> 2 hành động trước sau => hành động xãy ra trước chia quá khứ hoàn thành => had already gone