Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Tự trấn an mình


Động từ trong tiếng Anh: Cách chia động từ trong Tiếng Anh, những động từ đi cùng với tính từ, những nguyên tắc căn bản nhất khi chia động từ trong tiếng Anh

Cách chia động từ trong Tiếng Anh

( englishtime.us) Như các em đã biết chia động từ là một trong những vấn đề rắc rối mà các em luôn gặp phải trong quá trình học tiếng Anh, nắm nững kiến thức chia động từ không những giúp các em làm được các bài tập về chia động từ trong ngoặc mà còn giúp các em tự tin khi viết câu.

Trước khi vào nội dung chính các em cần nắm vững một nguyên tắc căn bản nhất trong tiếng Anh là : CÓ CHỦ TỪ THÌ ĐỘNG TỪ CHIA THÌ, KHÔNG CÓ CHỦ TỪ THÌ ĐỘNG TỪ KHÔNG CHIA THÌ  mà phải chia dạng: Xem ví dụ sau:
when he saw me he (ask) me (go) out
Xét động từ ask : nhìn phía trước nó có chủ từ he vì thế ta phải chia thì - ở đây chia thì quá khứ vì phía trước có saw. Xét đến động từ go, phía trước nó là me là túc từ nên không thể chia thì mà phải chia dạng - ở đây là to go, cuối cùng ta có when he saw me he asked me to go out
Về vấn đề chia thì chắc các em cũng đã nắm cơ bản rồi. Hôm nay tôi muốn cùng các em đi sâu vào vấn đề chia dạng của động từ .
Động từ một khi không chia thì sẽ mang 1 trong 4 dạng sau đây :
- bare inf (động từ nguyên mẩu không có to )
- to inf ( động từ nguyên mẫu có to )
- Ving (động từ thêm ing )
- P.P ( động từ ở dạng past paticiple )
Vậy làm sao biết chia theo dạng nào đây ?
Ta tạm chia làm 2 mẫu khi chia dạng :

1) MẪU V O V 
Là mẫu 2 động từ đứng cách nhau bởi 1 túc từ 
Công thức chia mẫu này như sau :
Nếu V1 là : MAKE , HAVE (ở dạng sai bảo chủ động ), LET 
thì V2 là BARE INF 
Ví dụ:
I make him go 
I let him go

Nếu V1 là các động từ giác quan như : HEAR, SEE, FEEL, NOTICE, WATCH, OBSERVE...
thì V2 là Ving (hoặc bare inf )
Ví dụ:
I see him going / go out
Ngoài 2 trường hợp trên chia to inf

2) MẪU V V

Là mẫu 2 động từ đứng liền nhau không có túc từ ở giữa 
Cách chia loại này như sau:
Nếu V1 là :
KEEP, ENJOY, AVOID, ADVISE, ALLOW, MIND, IMAGINE, CONSIDER, PERMIT, RECOMMEND, SUGGEST, MISS, RISK, PRACTICE, DENY, ESCAPE, FINISH, POSTPONE, MENTION, PREVENT, RECALL, RESENT, UNDERSTAND,
ADMIT, RESIST, APPRECIATE, DELAY, EXPLAIN, FANCY, LOATHE, FEEL LIKE, TOLERATE, QUIT, DISCUSS, ANTICIPATE, PREFER, LOOK FORWARD TO, CAN'T HELP, CAN'T STAND, NO GOOD, NO USE 
Thì V2 là Ving
Ví dụ:
He avoids meeting me

3) RIÊNG CÁC ĐỘNG TỪ SAU ĐÂY VỪA CÓ THỂ ĐI VỚI TO INF VỪA CÓ THỂ ĐI VỚI VING TÙY THEO NGHĨA 

STOP
+ Ving :nghĩa là dừng hành động Ving đó lại 
Ví dụ:
I stop eating (tôi ngừng ăn )
+ To inf : dừng lại để làm hành động to inf đó 
Ví dụ:
I stop to eat (tôi dừng lại để ăn )

FORGET, REMEMBER
+ Ving : Nhớ (quên) chuyện đã làm 
I remember meeting you somewhere last year (tôi nhớ đã gặp bạn ở đâu đó hồi năm ngóai )
+ To inf :
Nhớ (quên ) để làm chuyện gì đó 
Ví dụ:
Don't forget to buy me a book : đừng quên mua cho tôi quyển sách nhé (chưa mua ,)
REGRET
+ Ving : hối hận chuyện đã làm 
I regret lending him the book : tôi hối hận đã cho anh ta mượn quyển sách 
+ To inf : lấy làm tiếc để ......
Ví dụ:
I regret to tell you that ...( tôi lấy làm tiếc để nói với bạn rằng ...) - chưa nói - bây giờ mới nói 

TRY
+ Ving : nghỉa là thử
Ví dụ:
I try eating the cake he makes ( tôi thử ăn cái bánh anh ta làm )
+ To inf : cố gắng để ...
Ví dụ:
I try to avoid meeting him (tôi cố gắng tránh gặp anh ta )

NEED , WANT
NEED nếu là động từ đặc biệt thì đi với BARE INF 
Ví dụ:
I needn't buy it ( need mà có thể thêm not vào là động từ đặc biệt )
NEED là động từ thường thì áp dụng công thức sau :
Nếu chủ từ là người thì dùng to inf 
Ví dụ:
I need to buy it (nghĩa chủ động )
Nếu chủ từ là vật thì đi với Ving hoặc to be P.P

Ví dụ:
The house needs repairing (căn nhà cần được sửa chửa )
The house needs to be repaired
4) MEAN
Mean + to inf : Dự định
Ví dụ:
I mean to go out (Tôi dự định đi chơi ) 
Mean + Ving :mang ý nghĩa
Ví dụ:
Failure on the exam means having to learn one more year.( thi rớt nghĩa là phải học thêm một năm nữa)
5) GO ON 
Go on + Ving : Tiếp tục chuyện đang làm 
After a short rest, the children go on playing (trước đó bọn chúng đã chơi )

Go on + to V : Tiếp tục làm chuyện khác.
After finishing the Math problem, we go on to do the English exercises (trước đó làm toán bây giờ làm tiếng Anh )


6) các mẫu khác 
HAVE difficulty /trouble / problem + Ving 
WASTE time /money + Ving 
KEEP + O + Ving 
PREVENT + O + Ving
FIND + O + Ving 
CATCH + O + Ving

HAD BETTER + bare inf.

7) Các trường hợp TO + Ving

Thông thường TO đi với nguyên mẫu nhưng có một số trường hợp TO đi với Ving ( khi ấy TO là giới từ ), sau đây là một  vài trường hợp  TO đi với Ving thường gặp :

Be/get used to

Look forward to

Object to

Accustomed to
Confess to

Ngoài các công thức trên ta dùng TO INF.

Những động từ đi cùng tính từ – LOOK, FEEL, SEEM, SOUND

Bạn có thể download bảng động từ trong tiếng Anh tại đây:
Động từ, trạng từ và tính từ Một động từ là một từ mà diễn tả một hành động – ví dụ: walk (đi bộ), work (làm việc), drive (lái xe). Những trạng từ là những từ miêu tả những hành động mà được mô tả bởi những động từ- xảy ra như thế nào.
He walked slowly – (How did he walk? Slowly.)
Anh ta đi bộ một cách chậm chạp (Anh ta đi bộ như thế nào? Chậm chạp)
She worked hard – (How did she work? Hard.)
Cô ta làm việc một cách chăm chỉ (Cô ta làm việc như thế nào? Chăm chỉ)
He drives dangerously – (How does he drive? Dangerously.)
Anh ta lái xe một cách nguy hiểm (Anh ta lái xe như thế nào? Nguy hiểm)
Một số động từ có thể sử dụng với tính từ, để cung cấp thêm thông tin về chủ ngữ của động từ đó. Những động từ này có chức năng là một cầu nối giữa tính từ và một điểm cụ thể của một chủ từ.
Helen nói rằng ‘It’s a gorgeous dress, Alice, but the other one seemed nicer.’ (‘nice’ refers to ‘the dress’)
‘Nó là một chiếc áo đầm đẹp, nhưng cái kia thì có vẻ đẹp hơn.’ (‘nice’ đi với ‘the dress’)
Alice trả lời ‘It is lovely, isn’t it? But you’re right, the blue dress looks better.’ (‘better’ refers to ‘the dress’; ‘look’ refers to an aspect of the dress – here, the way it looks)
‘Nó thật đẹp phải không? Nhưng bạn đã nói đúng, áo đầm màu xanh dương đẹp hơn.’ (‘better’ đi với ‘the dress; ‘look’ miêu tả một điểm của áo đầm – ở đây, hình thức của áo đầm)
Helen nói rằng ‘And after that I expect we’ll all be feeling peckish…’ (‘peckish’ refers to ‘we’; ‘feel’ refers to an aspect of ‘we’. In other words, we don’t look peckish, we don’t sound peckish, we feelpeckish.)
‘Và cuối cùng tôi nghĩ rằng chúng ta đều cảm thấy đói bụng…’ (‘peckish’ đi với ‘we’, ‘feel’ đi với một điểm của ‘we’. Nói cách khác, chúng ta không nhìn có vẻ đói bụng, chúng ta không nghe như đói bụng, chúng ta cảm thấy đói bụng.)
Những động từ về quan điểm, cảm giác và thay đổi trạng thái với tính từ
Những động từ này có thể được sử dụng với tính từ theo cách này được gọi là những động từ liên kết. Chúng còn được gọi là copula verbs. Chúng có thể chia thành những nhóm sau:
Những động từ quan điểm: seem, appear
Your plan seems realistic.
Kế hoạch của bạn có vẻ thực tế.
He appears older than he really is.
Anh ta nhìn có vẻ như già hơn tuổi.
Những động từ cảm giác: look, feel, taste, smell, sound
The blue dress looks better.
Áo đầm màu xanh dương nhìn đẹp hơn.
This fabric feels lovely.
Loại vải này có vẻ đẹp.
I didn’t enjoy the food. It tasted horrible.
Tôi không thích món này. Nó dở quá.
These flowers smell beautiful.
Những hoa này có mùi thơm.
That sound system sounds expensive.
Hệ thống âm thanh đó có vẻ đắt tiền.
Những động từ thay đổi trạng thái: become, get, go, turn
She became very angry when she saw what they had done.
Cô ta đã nổi giận khi thấy những gì họ đã làm.
As night fell the air grew cold.
Càng tối, trời càng lạnh.
The sun got hotter and hotter.
Trời càng lúc càng nóng hơn.
His face went white with shock when he heard the news.
Mặt của anh ta trắng bệt với ngạc nhiên khi nghe tin.
As I get older, my hair is starting to turn grey.
Khi tôi già đi, tóc bắt đầu bạc đi.
Những động từ, trạng từ và tính từ khác
Những động từ Link/copula có thể đi với tính từ. Chúng cũng có chức năng như một động từ mà đi cùng với trạng từ.
She looked angry (adjective) = she had an angry expression
Cô ta giận dữ (tính từ) = cô ta có sự biểu lộ giận dữ
She looked angrily (adverb) at her husband. Here, ‘looked’ is a deliberate action.
Cô ta nhìn chồng một cách giận dữ. Ở đây, ‘looked’ là một động từ có chủ ý.
The cake tasted beautiful (adjective) = the cake had a beautiful taste.
Chiếc bánh này ăn ngon (tính từ) = chiếc bánh này có vị ngon.
She quickly (adverb) tasted the cake. Here, ‘tasted’ is a deliberate action.
Cô ta ăn thử chiếc bánh một cách vội vã. Ở đây, ‘tasted’ là một động từ có chủ ý.

==//==
Cách chia thì trong tiếng Anh: Thông thường ta có thói quen chia thì dựa theo dấu hiệu. Ví dụ như thấy chữ ago là thì qua khứ đơn, chữ usually thì là hiện tại đơn.

CÁCH CHIA THÌ TRONG TIẾNG ANH - THÌ TRONG TIẾNG ANH

HỌC CÁCH DÙNG THÌ NHƯ THẾ NÀO ?

Có khi nào các em ngồi ngẫm nghĩ rồi tự hỏi: Tại sao bất cứ sách ngữ pháp nào cũng có nói về cách chia thì, bất cứ chương trình học nào, cấp lớp nào cũng có dạy về chia thì.Thậm chí người ta còn in ra những cẩm nang, những "bí quyết" dùng thì. Trên bất cứ diễn đàn tiếng Anh nào chỉ cần click vào là có nói về chia thì ! Thế mà nghịch lý thay, chia thì là một trong những dạng bài tập khó nhất, học sinh "ngán" nhất. Thử xem lại 6 năm học ở phổ thông có năm nào không có chương trình về chia thì không? vậy mà học sinh lớp 12 có mấy ai dám chắc đã nắm vững về cách chia thì ? Rồi có khi nào các em lại từ hỏi tiếp " Tại sao thầy cô- họ cũng học công thức đó, cũng cách dùng đó- như mình - mà tại sao họ làm bài được? còn ta thì không! Vậy những sai lầm trong cách học chia thì ở chổ nào? Làm sao khắc phục? Những kinh nghiệm "xương máu" dưới đây, thầy hy vọng giúp các bạn phần nào.

Thông thường ta có thói quen chia thì dựa theo dấu hiệu. Ví dụ như thấy chữ ago là thì qua khứ đơn, chữ usually thì là hiện tại đơn. Mà cách này cũng đúng thật khi ta học ở trình độ sơ cấp ( như lớp 6,7 phổ thông hiện nay ); thế là nó hình thành trong đầu ta như một qui luật. Chính điều này (áp dụng máy móc) đã làm cho ta "hư" sau này và không thể hiểu nổi nhiều trường hợp như: Tại sao gặp chữ usually mà lại chia quá khứ đơn !

Tiếp sau đây mời các em theo dõi mẫu đối thoại sau đây giữa thầy cucku và một người lạ mặt.

Vậy làm sao bây giờ? học cách gì cho đúng ?

- Học theo cách dùng chứ không theo dấu hiệu.

Vậy người ta cho dấu hiệu để làm gì?

- Chỉ để tham khảo để biết ngử cảnh mà thôi.

Vậy khi gặp câu: " I always (get) up late." " thì phải ngồi đưa vào ngữ cảnh gì gì đó để chia thì à ? làm xong 10 câu như vậy chắc hết giờ luôn quá !

- Câu hỏi hay ! Thật ra đó là nguyên tắc thôi, người có kinh nghiệm luôn có 2 cách làm :

Cách1 : Đối với những câu dễ , đơn giản => họ chỉ cần dựa theo dấu hiệu mà làm

Cách 2 : đối với những câu khó, phức tạp họ mới sử dụng cách phân tích theo ngữ cảnh.

Vậy cách chia thì theo kiểu phân tích ngữ cảnh là sao? có dễ học không ? nếu nó thật sự hay và hiệu quả sao người ta không dạy?

- Ôi ! hình như bạn là phóng viên chuyên đi phỏng vấn hay sao mà hỏi toàn câu hóc búa không vậy?

Thứ nhất: "bài bản" xưa nay là vậy, con người có sức ý quán tính nên cứ nghỉ cái gì "theo sách" là tốt , toàn diện hết nên không có ý muốn thay đổi.

Thứ hai: Chương trình ở trường có giáo án hết , tiết nào dạy thì gì, nên khó mà thay đổi được. Mà dạy từ từ theo kiểu đơn giản như vậy thì học sinh hiểu và làm bài được ngay, kết quả thấy liền nên thầy, cô thường chọn theo cách này cho nhẹ.( hiểu, nhưng là hiểu theo kiểu thầy bói xem voi, không tổng hợp được)

Thứ ba : Phương pháp này phải nói là hơi khó tiếp thu, đòi hỏi phải giảng rất kỹ, mất nhiều thời gian ( nhưng hiểu rồi là ngon lành, xài hoài luôn)

Vậy bạn không là giáo viên hay sao mà không cần giáo án, bạn từng dạy ai cách này chưa? kết quả thế nào?

Ghê thật ! hình như bạn còn là công an nữa thì phải ! điều tra ghê thiệt, câu hỏi lại sắc như dao ấy, lại "soi mói đời tư" người ta nữa chứ.

- Giáo viên ở trường, trung tâm thì không nhưng dạy thì có. Hìhi, ưu điểm chổ này đây. Dạy theo kiểu tài tử, yêu thích là chính nên không bị áp lực gò bó, tha hồ thử nghiệm.

Bạn từng dạy ai cách này chưa?

- Dạy cách này không đó chứ!

Kết quả thế nào?
- Kết quả 10 người thì hết 8 thành công, còn 2 người kia thì tiếp thu không vô nổi vì trình độ yếu, đành phải học theo cách truyện thống ( nhưng cũng hơn những ngưoi không học phương pháp này vì dù sao cũng đã được học qua "nội công tâm pháp" chánh tông của cucku )

PHƯƠNG PHÁP CHIA THÌ THEO SƠ ĐỒ

Phương pháp chia thì theo sơ đồ là một phương pháp mới đòi hỏi các em phải tập cho quen mới có thể làm nhanh được. Nhìn vào sơ đồ các em có thể thấy mũi tên theo chiều đứng là biểu thị cho cột mốc thời gian lúc hiện tại, mũi tên chiều ngang là biểu thị cho quá trình thời gian từ quá khứ cho đến tương lai, phía bên trái là khu vực những chuyện đã xảy ra rồi, bên phải là khu vực những chuyện chưa xảy ra.
Cách làm như sau:
Khi gặp một câu về chia thì ta xem xét xem hành động trong đó thuộc khu vực nào trong 3 khu vực sau:
- Xãy ra suốt quá trình thời gian
- Xảy ra rồi
- Đang xảy ra trước mắt
- Chưa xảy ra
Nếu ta thấy hành động đó lúc nào cũng có, lúc trước cũng có, sau này cũng có, nói chung là trên biểu đồ thời gian chỗ nào cũng có nó thì ta phân loại chúng vào nhóm Xảy ra suốt quá trình thời gian, và ta chia thì hiện tại đơn cho nhóm này.
Nếu ta thấy hành động đó đã xãy ra rồi thì ta xếp chúng vào nhóm - Xảy ra rồi , nhóm này được biểu thị ở khu vực bên trái của sơ đồ gồm các thì sau : quá khứ đơn, quá khứ hoàn thành, hiện tại hoàn thành
- Đã hoàn tất có thời gian xác định: quá khứ đơn
-  Đã hoàn tất không có thời gian xác định : hiện tại hoàn thành
- Có trước - sau : quá khứ hoàn thành cho hành động trước và quá khứ đơn cho hành động sau.
Nếu ta thấy hành động đó đang xảy ra trước mắt, ta xếp vào nhóm Đang xảy ra trước mắt và dùng hiện tại tiếp diễn.
Nếu ta thấy hành động đó chưa xảy ra rồi thì ta xếp chúng vào nhóm - Chưa xảy ra. Nhóm này nằm khu vực bên phải sơ đồ :
Nếu có 2 hành động trước -sau thì hành động xảy ra trước dùng tương lai hoàn thành, hành động xảy ra sau dùngtương lai đơn
Lưu ý nếu trước mệnh đề có chữ "khi" ( when, as, after, before, by the time...) thì không được dùng will
Đâu thầy trò mình ứng dụng thử vài câu xem sao nhé
Ví dụ 1:
When  a child, I usually (walk) to school.
Câu này nếu học vẹt, thấy usually thì vội chia hiện tại đơn là tiêu. Phân tích coi sao: when a child ( khi tôi còn nhỏ) vậy là chuyện xảy ra rồi =>Nếu làm trắc nghiệm thì các em loại hết các thì bên phải sơ đồ (các thì  tương lai, hiện tại), không có ý nói trước- sau nên loại luôn quá khứ hoàn thành, chỉ còn lại hiện tại hoàn thành và quá khứ đơn thôi. Thấy có thời gian xác định ( when a child) nên dung quá khứ đơn - xong
Ví dụ 2:
When I came, he ( already go) for 15 minutes.
Câu này cũng vậy, nếu làm theo thói quen  thấy already cứ chí hiện tại hoàn thành là sai. Phải xem xét 2 hành động, khi tôi đến, anh ta đã đi rồi=> 2 hành động trước sau => hành động xãy ra trước chia quá khứ hoàn thành => had already gone

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Bí thư Nguyễn Bá Thanh- Người đương thời, thần tượng của tui


Bí thư Nguyễn Bá Thanh 'nói được là làm được'

Không chỉ đề nghị "Cán bộ phải biết tập xấu hổ", "làm việc đừng hô khẩu hiệu", ông Thanh còn tuyên bố "cảnh sát chung chi vài trăm nghìn sẽ cho về vườn". Nhiều lãnh đạo Sở cũng bị ông "truy" tới cùng trong kỳ họp HĐND.
Ông Nguyễn Bá Thanh làm Trưởng ban Nội chính trung ương

Ông Nguyễn Bá Thanh sinh năm 1953 tại Hòa Vang (Đà Nẵng). Sau khi tốt nghiệp ĐH Nông nghiệp Hà Nội, ông về làm Chủ nhiệm tại Hợp tác xã Hòa Nhơn (Hòa Vang). Sau đó, ông từng bước nắm giữ các cương vị như Phó bí thư huyện ủy Hòa Vang, Giám đốc Nông trường Chè Quyết Thắng, Giám đốc Sở Nông nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ).
Năm 1996, ông giữ chức Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng và năm 2003 giữ chức Bí thư thành phố miền Trung này. Ở vị trí người đứng đầu, ông Thanh bắt tay vào công cuộc lột xác cho Đà Nẵng bằng chiến dịch "năm không": Không hộ đói, không mù chữ, không lang thang xin ăn, không ma tuý, không giết người cướp của. 5 năm sau, khi "năm không" hoàn thành, ông tiếp tục chỉ đạo thực hiện "ba có": Có nhà ở, có việc làm và có lối sống văn minh đô thị.
Bí thư Nguyễn Bá Thanh: "Tôi nói được là làm được". Ảnh: Nguyễn Đông.
Người đứng đầu thành phố thường xuyên xuống gặp trực tiếp người dân để ghi nhận những bức xúc của họ, từ đó yêu cầu lãnh đạo địa phương xử lý dưới sự giám sát của ông. Để tăng cường kỷ luật và chấn chỉnh đội ngũ cán bộ, ông Thanh đã cách chức Trưởng ban quản lý các dự án xây dựng và công nghiệp dân dụng Đà Nẵng, cảnh cáo Giám đốc Sở Xây dựng. Năm 2010, ông tái đắc cử chức danh Bí thư Thành ủy, với tỷ lệ ủng hộ hơn 99%.
Khi Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Nguyễn Điểu thông báo Đà Nẵng nằm trong top 20 thành phố "sạch nhất thế giới", ông thẳng thắn chê: "Chắc mấy ổng không đi vào cái chỗ mà hôm trước tôi với anh Huy (ông Trần Văn Huy, Bí thư quận uỷ Thanh Khê) lội vô ở gần ven sân bay. Mấy ổng tới đó chắc không chấm điểm Đà Nẵng đâu. Đô thị chi rứa mà là đô thị, ăn ở mất vệ sinh, rác vất tùm lum ra như thế".
Rồi ông khuyến khích: "Dù muốn hay không thì họ cũng công bố rồi. Mình lỡ bị công bố nên phải làm cho tốt hơn, chứ làm không đạt là mang tiếng". Theo Bí thư Thanh, cách đây 16 năm, Đà Nẵng đã nghiêm cấm xả thải ra bãi biển và giờ mới có bãi biển sạch, đẹp để thu hút du lịch. Do đó, thành phố nghiêm cấm việc xả thải gây ô nhiễm môi trường và ai vi phạm sẽ bị truy tố.
Trước nạn mãi lộ của cảnh sát giao thông, ông Bí thư quyết định hỗ trợ 5 triệu đồng một tháng cho mỗi cảnh sát tuần tra, kiểm soát tại 4 trạm cửa ô ở Đà Nẵng. "Với sự hỗ trợ như hiện nay, CSGT có thể thu nhập hơn chục triệu đồng mỗi tháng nên nếu chỉ cần phát hiện có chung chi một vài trăm nghìn thì lập tức sẽ cho về vườn chứ không cần phải xét theo mức độ nặng nhẹ", ông Thanh nói và đề nghị lắp camera theo dõi CSGT làm việc tại 4 trạm cửa ô, đồng thời Giám đốc Công an thành phố phải đứng lên hứa dẹp nạn mãi lộ.
Bí thư Nguyễn Bá Thanh thăm hỏi và lắng nghe nguyện vọng của bà con làng phong Hòa Vân. Ảnh: Nguyễn Đông.
Khi tình hình kinh tế khó khăn, Bí thư Đà Nẵng đã đề nghị các ngân hàng giúp đỡ doanh nghiệp. "Những ngân hàng không giảm trần lãi suất cho vay thì trong cuộc họp HĐND thành phố, tôi nói vài câu là người dân Đà Nẵng rút hết tiền gửi vào ngân hàng khác, lúc đó đừng có kêu. Doanh nghiệp có sống thì mình mới sống nên phải dựa vào nhau. Các dự án khả thi cần tạo điều kiện cho vay với thủ tục đơn giản, lãi suất rõ ràng, tạo điều kiện cho vay", lãnh đạo thành phố quả quyết.
Theo Bí thư Nguyễn Bá Thanh, cán bộ lãnh đạo phải có nghĩa vụ phục vụ dân, phải có lòng tự trọng, sự dũng cảm, tinh thần trách nhiệm và lời nói đi đôi với việc làm. Bởi vậy, với các cán bộ không làm được nhưng cứ hứa với dân, ông kêu gọi họ "phải biết tập xấu hổ" và "làm việc đừng hô khẩu hiệu".
Sau khi tuyên bố "nói là làm, không có chuyện chạy làng", ông Thanh hứa sẽ tăng phụ cấp cho người nghèo, bố trí việc làm cho bệnh nhân phong ở làng phong Hòa Vân vừa được chuyển vào nơi ở mới trên đất liền.
Trong buổi đối thoại với gần 200 thanh thiếu niên chậm tiến, sau khi nhắn nhủ các bạn trẻ: "Cái gì không thuộc về mình thì đừng có lấy, đói quá thì đi xin. Đã làm người thì phải có lòng tự trọng", ông Bí thư cũng quả quyết thành phố đang mở rộng trại giam, là công dân Đà Nẵng phải có trách nhiệm xây dựng thành phố, còn "vi phạm pháp luật sẽ bị khởi tố, bỏ tù".
Tại kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố, khi thấy lãnh đạo công an kêu gọi toàn dân tham gia trấn áp tội phạm, vị Bí thư kiêm Chủ tịch HĐND thẳng thắn nói: "Giữ cho người dân bình yên là trách nhiệm của chính quyền mà công an là công cụ đắc lực, phải thể hiện đi chứ không thể chờ ai cả. Nói toàn đảng, toàn dân, toàn quân nhưng thực ra trách nhiệm chính vẫn là công an. Ở Hàn Quốc, Singapore người ta đâu có hô 'toàn đảng, toàn quân, toàn dân' mà họ vẫn làm tốt".
Còn khi Giám đốc Sở Giáo dục dẫn giải lòng vòng về tình hình dạy thêm, học thêm, Bí thư Thanh cắt ngang: "Ông không phải là Bộ trưởng Giáo dục mà là Giám đốc Sở. Người ta hỏi ở Đà Nẵng thì ông trả lời ở Đà Nẵng chứ mắc chi lại vòng vo".
Nhằm tiết kiệm ngân sách nhà nước cũng như quản lý việc đi lại của cán bộ, ông cũng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng tòa nhà Trung tâm hành chính thành phố, chậm nhất hoàn thành vào cuối năm 2013. "Khi đó toàn bộ xe biển xanh sẽ thu về một đầu mối, thành lập đội xe công vụ. Sở nào cần đi đâu, chỉ cần ới một tiếng, không quá 5 phút là có xe phục vụ", ông Thanh nói.
Tại kỳ họp Quốc hội, ông Nguyễn Bá Thanh cũng có những phát biểu thẳng thắn: "Vừa rồi đi tiếp xúc cử tri kêu lắm, Vinalines thua lỗ, cựu Chủ tịch bỏ chạy, công an không bắt được. Nói ra cứ như chuyện đùa, cử tri bức xúc hỏi mà không biết trả lời thế nào, mặt cứ trơ ra. Trong khi 70.000 hộ gia đình chính sách, hỗ trợ chẳng được bao nhiêu tiền mà cứ đưa lên đưa xuống, chưa quyết được thì đằng này, hàng nghìn tỷ đồng tiền đổ sông, đổ biển, xót hết cả ruột!".
Rồi ông cho rằng, sự việc trên cho thấy cách điều hành quá lỏng lẻo: "Khi phát hiện có dấu hiệu sai phạm, mà không giám sát, để bỏ chạy, dân họ không tin. Vinalines ốm yếu rồi còn gánh thêm Vinashin nữa, sụp đổ là đương nhiên. Rõ ràng Vinalines mua tàu gì, dự án gì cũng phải thông qua Bộ, các cơ quan phê duyệt trách nhiệm như nào?".
Bộ Chính trị vừa ban hành các quyết định về việc thành lập Ban Nội chính Trung ương và Ban Kinh tế Trung ương; và phân công ông Nguyễn Bá Thanh giữ chức Trưởng ban Nội chính Trung ương, ông Vương Đình Huệ giữ chức Trưởng ban Kinh tế Trung ương.
Kiều Trinh

Mật tông


Mật tông – Các giáo lý bí mật hay bí truyền


    Được đăng ngày Thứ ba, 03 Tháng 8 2010 20:57
Mật tông là phần bí mật hay bí  truyền của thực hành Phật giáo. Nó thường được gọi là Kim Cương thừa hay con đường kim cương. Mật tông cũng được sử dụng như một thuật ngữ để chỉ các bản văn kinh điển bí mật hoặc bí truyền. Pháp vươngDorje Pa Mu giải thích rằng mặc dù nó chứa đựng các pháp cao nhất trong Phật giáo, bạn không nên coi nó là cao hơn hay cho rằng Phật giáo công truyền được thực hành bởi các dòng phái khác là pháp cấp thấp. Phật Pháp không phân chia thành cao thấp để so sánh. Tất cả 84.000 pháp môn ra đời để đáp ứng với các căn cơ khác nhau của chúng sinh. Phật-pháp chỉ có một sự thật không phụ thuộc vào việc được diễn giải như thế nào. 
Phật giáo hiển thừa và Phật giáo Kim Cương thừa không phải là  hai trường phái riêng biệt. Phật giáo hiển thừa là một nửa của hệ thống giáo pháp. Kim cương thừa  đích thực bao gồm những giáo lý của nhiều trường phái hiển thừa cộng với các thần chú, thủ ấn, quán tưởng, cúng dường mạn đà la được thực hành như một nhóm hoặc riêng rẽ, cùng với những quán đảnh bí mật bên trong hoặc bên ngoài. Nó bao gồm một nền tảng sự tu tập về “Pháp thân” của Phật giáo hiển thừa cũng như sự thực hành cao cấp hơn trong tu tập về “Báo thân” và “Hóa thân”. Trong thực hành Kim Cương thừa hay Mật thừa một người sẽ cố gắng để giác ngộ về cả ba thân ngay trong một đời. Tuy nhiên, điều này CHỈ có thể đạt được nếu người đó đi theo một Đạo sư kim cương đích thực và được nhận những quán đảnh bí mật bên trong. 
Phật giáo mật thừa đích thực bao gồm tất cả những giáo lý của các trường phái hiển thừa cũng như những giáo lý và thực hành bí mật. Có những người tự xưng là giảng sư của mật thừa nhưng chỉ biết đưa ra những bài chuyển động tay phức tạp hay thủ ấn, tụng các thần chú, thực hiện cúng dường Mandala hoặc hướng dẫn đệ tử thông qua các quán tưởng tinh vi mà không giảng dạy hoặc biết rất ít về các kinh điển hiển giáo. Đây không phải là Phật giáo mật thừa đích thực. Nếu không có những học thuyết nền tảng cơ bản của Phật giáo trong Tam tạng kinh điển, một người sẽ không thể thực hành mật thừa, chưa nói đến việc đi dạy về chúng. Đó là lý do tại sao ở các chùa của chúng tôi dạy thực hành thiền từ Nguyên thủy và Thiền Tông, cùng với một số thực hành Tinh độ tông và mhững trường phái Hua-yen và Fa-hsiang cũng như các phương pháp của mật tông. Các đệ tử được dạy dỗ theo mối liên hệ giữa nghiệp riêng của họ với Pháp. 
Đôi khi các kỹ thuật của hiển giáo này được dạy đồng thời với một số pháp thực hành mật tông nhất định và đôi khi chúng phải được thành thạo trước khi bước vào mật tông. Không phải tất cả đệ tử đều có thể nhận tantra, trong đó hình thức cao nhất có thể đưa đến sự giải thoát ngay trong đời này. Tuy nhiên, tất cả mọi người đều có thể tiến bộ và đạt được những cấp độ cao của sự thành tựu tùy theo nỗ lực và nghiệp của họ. Tất cả những giáo lý của các chùa chúng ta đều nhằm dẫn dắt chúng sinh đến sự giải thoát khỏi khổ đau của vòng sinh tử luân hồi. Đó là mục đích duy nhất của thực hành Phật giáo. Đây là một điều vô cùng quan trọng! 
Những người chỉ học Phật giáo hiển thừa họ học những khía cạnh cơ bản (một số phần của giáo lý hay học thuyết) của Phật Giáo. Mật thừa chứa đựng những giáo lý tiểu thừa VÀ đầy đủ trọn vẹn của cả giáo lý đại thừa công truyền lẫn bí truyền cùng VÀ các nghi thức và thực hành bí mật.
Quán đảnh mật tông là một nghi lễ trong Phật giáo Kim cương thừa mà theo đó các pháp được truyền theo hình thức tantra thông qua công đức vô lượng và năng lực của một vị thầy. Trong suốt buổi lễ, vị thầy quán tưởng mình trở nên như một vị Phật hay Bồ tát. Trong buổi lễ này đệ tử sẽ được gia trì bởi vị thầy để được chấp nhận thực hiện các thực hành thiền định đặc biệt. Đệ tử theo nghi lễ được nhập vào mandala của một vị bổn tôn mật tông đặc biệt bởi vị đạo sư kim cương của mình. Người đệ tử nhờ đó được gia trì để thực hành các thực hành tâm linh (sadhana) hay các câu thần chú, thủ ấn và quán tưởng có liên quan của vị bổn tôn đó.
Có ba lớp quán đảnh: quán đảnh ngoại mật, quán đảnh nội mật và quán đảnh bí mật hay quán đảnh tối cao (còn được gọi là quán đảnh “linh thánh”). Mỗi lớp quán đảnh lại được chia thành các phương pháp khác nhau. Với quán đảnh bên trong và quán đảnh bí mật cao cấp nhất cần phải có những trạng thái siêu phàm được biểu hiện ở phía trước người đệ tử tại khu vực bàn thờ Phật (Mạn đà la). Những trạng thái kỳ diệu này phải tuân theo Mật tông Tây Tạng được đưa ra bởi chư Phật . Người đệ tử thực sự được kết nối tới chư Phật và chư Bồ Tát trong những quán đảnh này. Bạn cần phải nhớ rằng trừ khi chính bạn thực sự nhìn thấy biểu hiện những năng lực phi thường của pháp còn không thì bạn đã không nhận được quán đảnh nội mật. Hầu hết các quán đảnh được trao trong thời đại ngày nay là quán đảnh ngoại mật. Quán đảnh tối cao hay quán đảnh linh thánh hiếm khi được trao với một số rất ít các vị thầy có khả năng thực hiện được các dạng thực hành này. Các vị thầy kim cương cần phải trải qua một số kiểm nghiệm nhất định để chứng minh cấp độ giác ngộ của mình để có thể thực hiện nghi lễ này.
Việc trao truyền pháp tối thượng yêu cầu phải có cam lồ đích thực trong lễ quán đảnh. Ví dụ, pháp cao nhất trong Phật giáo Kim cương thừa, quán đảnh Ati – yoga Đại Toàn Thiện của Kim Cương bộ, đòi hỏi cam lồ như một yếu tố linh thánh không thể thiếu để tẩy sạch nghiệp xấu của một người và là nguyên liệu để gieo trồng “Hạt giống Kim Cương”. Các dạng quán đảnh nội tantra khác cũng có thể loại trừ những chướng ngại do nghiệp. Đệ tử có thể thâm nhập sâu vào trong pháp thông qua những quan đảnh nội mật.
Một người phải tích lũy công đức lớn lao trong việc thực hành ở quá khứ và  có nghiệp tốt mới có thể thọ nhận mật tông. Có những thực hành sơ khởi cần phải được hoàn thành, chúng có thể thay đổi tùy thuộc vào nghiệp của đệ tử. Những trường hợp ngoại lệ có thể cho 1) những người đã hoàn thành các giai đoạn này từ tiền kiếp; 2) những người có công đức đặc biệt do những cúng dường hoặc hành động phi thường trong đời này và 3) thông qua ân điển của đạo sư.
Mật tông đòi hỏi sự quán đảnh hoặc gia trì của một vị thầy hay đạo sư đủ phẩm chất, người đưa ra những giáo lý, nghi thức và các phép thực hành đặc biệt cho phép đệ tử nhổ bỏ hay loại trừ những mặt tiêu cực trong tâm mình từ đó trở thành như chư Bồ tát và chư Phật. Các năng lực phi thường được coi như là kết quả tự nhiên của việc giác ngộ và được sử dụng bởi những vị thầy đủ phẩm chất. Tuy nhiên, các đệ tử sơ cơ không được phép thảo luận hay thi triển những năng lực phi thường của họ. Chỉ có những vị Bồ tát cấp cao và các vị Phật mới có thể thị hiện những năng lực đó và chỉ nhằm cứu giúp chúng sinh. Một người thỉnh cầu quán đảnh cần phải thể hiện sự thông hiểu về tính không, biểu lộ đức hạnh và phát triển lòng mong muốn vị tha cứu giúp tất cả chúng sinh. Bất cứ sự gia trì nào cũng sẽ có những tác động hạn chế nếu không có nền tảng thích đáng của các thực hành sơ khởi hay còn gọi là Prayogas. Nó xác nhận rằng các năng lực phi thường không được trao cho người chưa dứt trừ được những khía cạnh tiêu cực của bản thân.
Ngày nay cũng như trong quá khứ, các giáo lý và thực hành Mật tông cao nhất chỉ được khẩu truyền và được giữ bí mật tuyệt đối giữa vị thầy và đệ tử. Do năng lực siêu phàm của những giáo lý này, cần phải xác nhận rằng đệ tử phải được chuẩn bị kỹ lưỡng để thọ nhận chúng. Một vị thầy đích thực thường sẽ kiểm tra đệ tử của mình trong 6 đến 12 năm hoặc lâu hơn nữa trước khi trao truyền những giáo lý cao cấp hơn.

Nguồn: http://tuyenphap.com/Phat-phap/Mat-tong-%E2%80%93-Cac-giao-ly-bi-mat-hay-bi-truyen

Nam tông - Bắc tông

Căn bản giáo lý chung cho mọi tông phái:
1. Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni là vị giáo chủ lịch sử của đạo Phật. 
2. Ba giáo lý căn bản và phổ cập của mọi trường phái hay tông phái: Bốn Thánh Đế, 12 Nhân Duyên, Tám Thánh Đạo.
3. Ba môn phổ cập: Giới, Định, Huệ.
4. Giáo lý Đạo Phật được liệt kê qua ba tạng Kinh, Luật, Luận.

5. Điều phục Tâm Niệm là vấn đề căn bản

Bảng Đối Chiếu Giữa Nam Tông và Bắc Tông
#
Đề Mục
Nam Tông
Bắc Tông
1
Đức PhậtChỉ có đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nhưng chấp nhận có chư Phật trong quá khứBên cạnh đức Phật Thích Ca Mâu Ni, còn có đức Phật A Di Đà, Dược Sư, v.v…
2
Bồ TátChỉ chấp nhận Bồ Tát Di LặcBên cạnh Bồ Tát Di Lặc, còn có các vị Đại Bồ Tát như Bồ Tát Quán Âm, Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền, v.v…
3
Đạo quả cứu cánhA La Hán hay Phật Độc GiácHành các hạnh Bồ Tát để tiến đến quả vị Phật
4
Cách tổ chức Ba Tạng kinh điển 
Hệ kinh điển Pali: Tạng kinh có 5 loại, tạng Luật có 5 quyển, tạng Luận có 7 quyển. Bên cạnh Tạng Luật, và Luận, kinh điển Sanskrit thường được phân chia làm 12 phần giáo: Khế kinh, Trùng Tụng, Phúng Tụng, Nhân Duyên, Bổn Sinh, Vị Tằng Hữu, Thí Dụ, Luận Nghị, Tự Thuyết, Phương Quảng, Thọ Ký, Bổn Sự. Tạng Kinh bao gồm tất cả kinh điển Nam Tông. Ngược lại, kinh điển Nam Tông không có các bộ kinh điển Bắc Tông sau này.
5
Khái Niệm về Tâm Bồ ĐềĐiểm chủ yếu là tự giải thoát. Hoàn toàn tự lực để diệt trừ phiền não.Bên cạnh tự lực tu hành, phải lo cho chúng sanh.
6
Khái niệm Ba Thân Phật Rất giới hạn. Chỉ nhấn mạnh về Pháp Thân và Ứng Thân.Bàn rất rõ về ba thân: Ứng Thân, Báo Thân, Pháp Thân.
7
Con đường phát triển và truyền phápNam truyền: Thái Lan, Tích Lan, Miến Điện, Lào, Cam Bốt, và miền Nam Việt Nam.Bắc truyền: Việt Nam, Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bổn, Đại Hàn, Mông Cổ. 
8
Ngôn ngữ truyền pháp Chủ yếu là tiếng Pali và phụ bằng những ngôn ngữ địa phương. Ngôn ngữ đầu tiên là tiếng Phạn. Sau này được dịch sang ngôn ngữ địa phương như tiếng Việt, Trung Hoa, Tây Tạng, Nhật Bổn, Đại Hàn. 
9
Niết BànKhông có sự khác biệt giữa cảnh giới Niết Bàn của một đức Phật và chư A La Hán, hay Bích Chi Phật. Có sự khác biệt rõ ràng giữa cảnh giới Niết Bàn của chư Phật và chư Thanh Văn Duyên Giác.
10Đại đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni Trên căn bản là những vị A La Hán hay cư sĩ được ghi trong lịch sử. Bên cạnh các vị đại để tử xuất gia và tại gia lịch sử, còn có rất nhiều vị Bồ Tát do đức Phật Thích Ca đề cập đến, nhưng rất nhiều vị không có trong lịch sử. 
11Lễ Lạc Vẫn có nhưng không được chú trọng bằng Bắc Tông.
Do ảnh hưởng văn hóa, phong tục tập quán địa phương, có rất nhiều lễ lạc như lễ cúng cô hồn, lễ cầu siêu, v.v… 
12Dùng Mật Chú hay Ấn Chú Vẫn có, nhưng không được chú trọng nhiều.
Chú trọng rất nhiều trong Mật Tông. Trong các nghi thức tụng niệm của các tông phái khác cũng có vài bài thần chú. 
13Phương diện cận tử và chết Rất ít bàn đến. Thông thường chư Tăng chỉ khuyên người sắp mất suy gẫm lý vô thường, khổ, không. Mật Tông giảng rất chi tiết về những phương diện này. Có rất nhiều dấu hiệu bên trong và ngoài trước khi sắp mất. Chú trọng việc hồi hướng công đức cho người quá vãng trong suốt 49 ngày đêm. 
14Thân Trung ẤmHoàn toàn không bàn đến.Tất cả tông phái của Bắc Tông đều dạy về phương diện cận tử và cứu độ vong linh. 
15Dùng Ngọ Tiêu chuẩn căn bản. Rất được tôn trọng, nhưng tùy theo khả năng và ý thích của mỗi tăng đoàn hay cá nhân. 
16Ăn chay Không cần thiết. Những nơi như Thái Lan, việc khất thực thức ăn chay của chư Tăng rất khó khăn, vì dân chúng đã quen truyền thống “Có gì cúng dường đó”. Rất được chú trọng trong tất cả tông phái, chỉ trừ người Tây Tạng vì ảnh hưởng địa hình. Tuy nhiên, không có sự ép buộc về phương diện này. 
17Hình tượng tôn thờ chủ yếu trong chùa Chỉ đơn giản tôn thờ hình tượng Phật Thích Ca Mâu Ni. Trang nghiêm với tượng Phật Thích Ca và 2 vị đại đệ tử, hoặc ba vị Phật như Phật Thích Ca, Phật A Di Đá, Phật Dược Sư, hoặc Phật Thích Ca với Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền. Ngoài ra còn có các vị Hộ Pháp.
18Các Tông Phái Nam Tông chỉ còn lại Thượng Tọa Bộ trong số 18 tông phái xưa. 10 tông phái dựa vào vài phần trong Kinh, Luật, Luận như tông Hoa Nghiêm, Hiền Thủ, Tịnh Độ, Thiền Tông, Luật Tông, Mật Tông, Thiên Thai, Trung Quán, Duy Thức, Tam Luận. Tịnh Độ, Thiền Tông và Mật Tông phổ cập hơn những tông phái nghiêng nhiều về triết lý như Duy Thức, Hoa Nghiêm, Trung Quán, Thiên Thai. 
19Ảnh hưởng ngoại đạo
Chủ yếu ảnh hưởng Bà La Môn trước Phật giáo. Nhiều danh từ như Nghiệp, Tăng Già trong thời Phật còn tại thế.Ảnh hưởng qua lại giữa đạo Phật với các tín ngưỡng địa phương như đạo Lão, đạo Khổng, đạo Bon, v.v.. trong quá trình hội nhập. 
20Phật TánhHoàn toàn không có. Đặc biệt chú trọng.