Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Tự trấn an mình


Động từ trong tiếng Anh: Cách chia động từ trong Tiếng Anh, những động từ đi cùng với tính từ, những nguyên tắc căn bản nhất khi chia động từ trong tiếng Anh

Cách chia động từ trong Tiếng Anh

( englishtime.us) Như các em đã biết chia động từ là một trong những vấn đề rắc rối mà các em luôn gặp phải trong quá trình học tiếng Anh, nắm nững kiến thức chia động từ không những giúp các em làm được các bài tập về chia động từ trong ngoặc mà còn giúp các em tự tin khi viết câu.

Trước khi vào nội dung chính các em cần nắm vững một nguyên tắc căn bản nhất trong tiếng Anh là : CÓ CHỦ TỪ THÌ ĐỘNG TỪ CHIA THÌ, KHÔNG CÓ CHỦ TỪ THÌ ĐỘNG TỪ KHÔNG CHIA THÌ  mà phải chia dạng: Xem ví dụ sau:
when he saw me he (ask) me (go) out
Xét động từ ask : nhìn phía trước nó có chủ từ he vì thế ta phải chia thì - ở đây chia thì quá khứ vì phía trước có saw. Xét đến động từ go, phía trước nó là me là túc từ nên không thể chia thì mà phải chia dạng - ở đây là to go, cuối cùng ta có when he saw me he asked me to go out
Về vấn đề chia thì chắc các em cũng đã nắm cơ bản rồi. Hôm nay tôi muốn cùng các em đi sâu vào vấn đề chia dạng của động từ .
Động từ một khi không chia thì sẽ mang 1 trong 4 dạng sau đây :
- bare inf (động từ nguyên mẩu không có to )
- to inf ( động từ nguyên mẫu có to )
- Ving (động từ thêm ing )
- P.P ( động từ ở dạng past paticiple )
Vậy làm sao biết chia theo dạng nào đây ?
Ta tạm chia làm 2 mẫu khi chia dạng :

1) MẪU V O V 
Là mẫu 2 động từ đứng cách nhau bởi 1 túc từ 
Công thức chia mẫu này như sau :
Nếu V1 là : MAKE , HAVE (ở dạng sai bảo chủ động ), LET 
thì V2 là BARE INF 
Ví dụ:
I make him go 
I let him go

Nếu V1 là các động từ giác quan như : HEAR, SEE, FEEL, NOTICE, WATCH, OBSERVE...
thì V2 là Ving (hoặc bare inf )
Ví dụ:
I see him going / go out
Ngoài 2 trường hợp trên chia to inf

2) MẪU V V

Là mẫu 2 động từ đứng liền nhau không có túc từ ở giữa 
Cách chia loại này như sau:
Nếu V1 là :
KEEP, ENJOY, AVOID, ADVISE, ALLOW, MIND, IMAGINE, CONSIDER, PERMIT, RECOMMEND, SUGGEST, MISS, RISK, PRACTICE, DENY, ESCAPE, FINISH, POSTPONE, MENTION, PREVENT, RECALL, RESENT, UNDERSTAND,
ADMIT, RESIST, APPRECIATE, DELAY, EXPLAIN, FANCY, LOATHE, FEEL LIKE, TOLERATE, QUIT, DISCUSS, ANTICIPATE, PREFER, LOOK FORWARD TO, CAN'T HELP, CAN'T STAND, NO GOOD, NO USE 
Thì V2 là Ving
Ví dụ:
He avoids meeting me

3) RIÊNG CÁC ĐỘNG TỪ SAU ĐÂY VỪA CÓ THỂ ĐI VỚI TO INF VỪA CÓ THỂ ĐI VỚI VING TÙY THEO NGHĨA 

STOP
+ Ving :nghĩa là dừng hành động Ving đó lại 
Ví dụ:
I stop eating (tôi ngừng ăn )
+ To inf : dừng lại để làm hành động to inf đó 
Ví dụ:
I stop to eat (tôi dừng lại để ăn )

FORGET, REMEMBER
+ Ving : Nhớ (quên) chuyện đã làm 
I remember meeting you somewhere last year (tôi nhớ đã gặp bạn ở đâu đó hồi năm ngóai )
+ To inf :
Nhớ (quên ) để làm chuyện gì đó 
Ví dụ:
Don't forget to buy me a book : đừng quên mua cho tôi quyển sách nhé (chưa mua ,)
REGRET
+ Ving : hối hận chuyện đã làm 
I regret lending him the book : tôi hối hận đã cho anh ta mượn quyển sách 
+ To inf : lấy làm tiếc để ......
Ví dụ:
I regret to tell you that ...( tôi lấy làm tiếc để nói với bạn rằng ...) - chưa nói - bây giờ mới nói 

TRY
+ Ving : nghỉa là thử
Ví dụ:
I try eating the cake he makes ( tôi thử ăn cái bánh anh ta làm )
+ To inf : cố gắng để ...
Ví dụ:
I try to avoid meeting him (tôi cố gắng tránh gặp anh ta )

NEED , WANT
NEED nếu là động từ đặc biệt thì đi với BARE INF 
Ví dụ:
I needn't buy it ( need mà có thể thêm not vào là động từ đặc biệt )
NEED là động từ thường thì áp dụng công thức sau :
Nếu chủ từ là người thì dùng to inf 
Ví dụ:
I need to buy it (nghĩa chủ động )
Nếu chủ từ là vật thì đi với Ving hoặc to be P.P

Ví dụ:
The house needs repairing (căn nhà cần được sửa chửa )
The house needs to be repaired
4) MEAN
Mean + to inf : Dự định
Ví dụ:
I mean to go out (Tôi dự định đi chơi ) 
Mean + Ving :mang ý nghĩa
Ví dụ:
Failure on the exam means having to learn one more year.( thi rớt nghĩa là phải học thêm một năm nữa)
5) GO ON 
Go on + Ving : Tiếp tục chuyện đang làm 
After a short rest, the children go on playing (trước đó bọn chúng đã chơi )

Go on + to V : Tiếp tục làm chuyện khác.
After finishing the Math problem, we go on to do the English exercises (trước đó làm toán bây giờ làm tiếng Anh )


6) các mẫu khác 
HAVE difficulty /trouble / problem + Ving 
WASTE time /money + Ving 
KEEP + O + Ving 
PREVENT + O + Ving
FIND + O + Ving 
CATCH + O + Ving

HAD BETTER + bare inf.

7) Các trường hợp TO + Ving

Thông thường TO đi với nguyên mẫu nhưng có một số trường hợp TO đi với Ving ( khi ấy TO là giới từ ), sau đây là một  vài trường hợp  TO đi với Ving thường gặp :

Be/get used to

Look forward to

Object to

Accustomed to
Confess to

Ngoài các công thức trên ta dùng TO INF.

Những động từ đi cùng tính từ – LOOK, FEEL, SEEM, SOUND

Bạn có thể download bảng động từ trong tiếng Anh tại đây:
Động từ, trạng từ và tính từ Một động từ là một từ mà diễn tả một hành động – ví dụ: walk (đi bộ), work (làm việc), drive (lái xe). Những trạng từ là những từ miêu tả những hành động mà được mô tả bởi những động từ- xảy ra như thế nào.
He walked slowly – (How did he walk? Slowly.)
Anh ta đi bộ một cách chậm chạp (Anh ta đi bộ như thế nào? Chậm chạp)
She worked hard – (How did she work? Hard.)
Cô ta làm việc một cách chăm chỉ (Cô ta làm việc như thế nào? Chăm chỉ)
He drives dangerously – (How does he drive? Dangerously.)
Anh ta lái xe một cách nguy hiểm (Anh ta lái xe như thế nào? Nguy hiểm)
Một số động từ có thể sử dụng với tính từ, để cung cấp thêm thông tin về chủ ngữ của động từ đó. Những động từ này có chức năng là một cầu nối giữa tính từ và một điểm cụ thể của một chủ từ.
Helen nói rằng ‘It’s a gorgeous dress, Alice, but the other one seemed nicer.’ (‘nice’ refers to ‘the dress’)
‘Nó là một chiếc áo đầm đẹp, nhưng cái kia thì có vẻ đẹp hơn.’ (‘nice’ đi với ‘the dress’)
Alice trả lời ‘It is lovely, isn’t it? But you’re right, the blue dress looks better.’ (‘better’ refers to ‘the dress’; ‘look’ refers to an aspect of the dress – here, the way it looks)
‘Nó thật đẹp phải không? Nhưng bạn đã nói đúng, áo đầm màu xanh dương đẹp hơn.’ (‘better’ đi với ‘the dress; ‘look’ miêu tả một điểm của áo đầm – ở đây, hình thức của áo đầm)
Helen nói rằng ‘And after that I expect we’ll all be feeling peckish…’ (‘peckish’ refers to ‘we’; ‘feel’ refers to an aspect of ‘we’. In other words, we don’t look peckish, we don’t sound peckish, we feelpeckish.)
‘Và cuối cùng tôi nghĩ rằng chúng ta đều cảm thấy đói bụng…’ (‘peckish’ đi với ‘we’, ‘feel’ đi với một điểm của ‘we’. Nói cách khác, chúng ta không nhìn có vẻ đói bụng, chúng ta không nghe như đói bụng, chúng ta cảm thấy đói bụng.)
Những động từ về quan điểm, cảm giác và thay đổi trạng thái với tính từ
Những động từ này có thể được sử dụng với tính từ theo cách này được gọi là những động từ liên kết. Chúng còn được gọi là copula verbs. Chúng có thể chia thành những nhóm sau:
Những động từ quan điểm: seem, appear
Your plan seems realistic.
Kế hoạch của bạn có vẻ thực tế.
He appears older than he really is.
Anh ta nhìn có vẻ như già hơn tuổi.
Những động từ cảm giác: look, feel, taste, smell, sound
The blue dress looks better.
Áo đầm màu xanh dương nhìn đẹp hơn.
This fabric feels lovely.
Loại vải này có vẻ đẹp.
I didn’t enjoy the food. It tasted horrible.
Tôi không thích món này. Nó dở quá.
These flowers smell beautiful.
Những hoa này có mùi thơm.
That sound system sounds expensive.
Hệ thống âm thanh đó có vẻ đắt tiền.
Những động từ thay đổi trạng thái: become, get, go, turn
She became very angry when she saw what they had done.
Cô ta đã nổi giận khi thấy những gì họ đã làm.
As night fell the air grew cold.
Càng tối, trời càng lạnh.
The sun got hotter and hotter.
Trời càng lúc càng nóng hơn.
His face went white with shock when he heard the news.
Mặt của anh ta trắng bệt với ngạc nhiên khi nghe tin.
As I get older, my hair is starting to turn grey.
Khi tôi già đi, tóc bắt đầu bạc đi.
Những động từ, trạng từ và tính từ khác
Những động từ Link/copula có thể đi với tính từ. Chúng cũng có chức năng như một động từ mà đi cùng với trạng từ.
She looked angry (adjective) = she had an angry expression
Cô ta giận dữ (tính từ) = cô ta có sự biểu lộ giận dữ
She looked angrily (adverb) at her husband. Here, ‘looked’ is a deliberate action.
Cô ta nhìn chồng một cách giận dữ. Ở đây, ‘looked’ là một động từ có chủ ý.
The cake tasted beautiful (adjective) = the cake had a beautiful taste.
Chiếc bánh này ăn ngon (tính từ) = chiếc bánh này có vị ngon.
She quickly (adverb) tasted the cake. Here, ‘tasted’ is a deliberate action.
Cô ta ăn thử chiếc bánh một cách vội vã. Ở đây, ‘tasted’ là một động từ có chủ ý.

==//==
Cách chia thì trong tiếng Anh: Thông thường ta có thói quen chia thì dựa theo dấu hiệu. Ví dụ như thấy chữ ago là thì qua khứ đơn, chữ usually thì là hiện tại đơn.

CÁCH CHIA THÌ TRONG TIẾNG ANH - THÌ TRONG TIẾNG ANH

HỌC CÁCH DÙNG THÌ NHƯ THẾ NÀO ?

Có khi nào các em ngồi ngẫm nghĩ rồi tự hỏi: Tại sao bất cứ sách ngữ pháp nào cũng có nói về cách chia thì, bất cứ chương trình học nào, cấp lớp nào cũng có dạy về chia thì.Thậm chí người ta còn in ra những cẩm nang, những "bí quyết" dùng thì. Trên bất cứ diễn đàn tiếng Anh nào chỉ cần click vào là có nói về chia thì ! Thế mà nghịch lý thay, chia thì là một trong những dạng bài tập khó nhất, học sinh "ngán" nhất. Thử xem lại 6 năm học ở phổ thông có năm nào không có chương trình về chia thì không? vậy mà học sinh lớp 12 có mấy ai dám chắc đã nắm vững về cách chia thì ? Rồi có khi nào các em lại từ hỏi tiếp " Tại sao thầy cô- họ cũng học công thức đó, cũng cách dùng đó- như mình - mà tại sao họ làm bài được? còn ta thì không! Vậy những sai lầm trong cách học chia thì ở chổ nào? Làm sao khắc phục? Những kinh nghiệm "xương máu" dưới đây, thầy hy vọng giúp các bạn phần nào.

Thông thường ta có thói quen chia thì dựa theo dấu hiệu. Ví dụ như thấy chữ ago là thì qua khứ đơn, chữ usually thì là hiện tại đơn. Mà cách này cũng đúng thật khi ta học ở trình độ sơ cấp ( như lớp 6,7 phổ thông hiện nay ); thế là nó hình thành trong đầu ta như một qui luật. Chính điều này (áp dụng máy móc) đã làm cho ta "hư" sau này và không thể hiểu nổi nhiều trường hợp như: Tại sao gặp chữ usually mà lại chia quá khứ đơn !

Tiếp sau đây mời các em theo dõi mẫu đối thoại sau đây giữa thầy cucku và một người lạ mặt.

Vậy làm sao bây giờ? học cách gì cho đúng ?

- Học theo cách dùng chứ không theo dấu hiệu.

Vậy người ta cho dấu hiệu để làm gì?

- Chỉ để tham khảo để biết ngử cảnh mà thôi.

Vậy khi gặp câu: " I always (get) up late." " thì phải ngồi đưa vào ngữ cảnh gì gì đó để chia thì à ? làm xong 10 câu như vậy chắc hết giờ luôn quá !

- Câu hỏi hay ! Thật ra đó là nguyên tắc thôi, người có kinh nghiệm luôn có 2 cách làm :

Cách1 : Đối với những câu dễ , đơn giản => họ chỉ cần dựa theo dấu hiệu mà làm

Cách 2 : đối với những câu khó, phức tạp họ mới sử dụng cách phân tích theo ngữ cảnh.

Vậy cách chia thì theo kiểu phân tích ngữ cảnh là sao? có dễ học không ? nếu nó thật sự hay và hiệu quả sao người ta không dạy?

- Ôi ! hình như bạn là phóng viên chuyên đi phỏng vấn hay sao mà hỏi toàn câu hóc búa không vậy?

Thứ nhất: "bài bản" xưa nay là vậy, con người có sức ý quán tính nên cứ nghỉ cái gì "theo sách" là tốt , toàn diện hết nên không có ý muốn thay đổi.

Thứ hai: Chương trình ở trường có giáo án hết , tiết nào dạy thì gì, nên khó mà thay đổi được. Mà dạy từ từ theo kiểu đơn giản như vậy thì học sinh hiểu và làm bài được ngay, kết quả thấy liền nên thầy, cô thường chọn theo cách này cho nhẹ.( hiểu, nhưng là hiểu theo kiểu thầy bói xem voi, không tổng hợp được)

Thứ ba : Phương pháp này phải nói là hơi khó tiếp thu, đòi hỏi phải giảng rất kỹ, mất nhiều thời gian ( nhưng hiểu rồi là ngon lành, xài hoài luôn)

Vậy bạn không là giáo viên hay sao mà không cần giáo án, bạn từng dạy ai cách này chưa? kết quả thế nào?

Ghê thật ! hình như bạn còn là công an nữa thì phải ! điều tra ghê thiệt, câu hỏi lại sắc như dao ấy, lại "soi mói đời tư" người ta nữa chứ.

- Giáo viên ở trường, trung tâm thì không nhưng dạy thì có. Hìhi, ưu điểm chổ này đây. Dạy theo kiểu tài tử, yêu thích là chính nên không bị áp lực gò bó, tha hồ thử nghiệm.

Bạn từng dạy ai cách này chưa?

- Dạy cách này không đó chứ!

Kết quả thế nào?
- Kết quả 10 người thì hết 8 thành công, còn 2 người kia thì tiếp thu không vô nổi vì trình độ yếu, đành phải học theo cách truyện thống ( nhưng cũng hơn những ngưoi không học phương pháp này vì dù sao cũng đã được học qua "nội công tâm pháp" chánh tông của cucku )

PHƯƠNG PHÁP CHIA THÌ THEO SƠ ĐỒ

Phương pháp chia thì theo sơ đồ là một phương pháp mới đòi hỏi các em phải tập cho quen mới có thể làm nhanh được. Nhìn vào sơ đồ các em có thể thấy mũi tên theo chiều đứng là biểu thị cho cột mốc thời gian lúc hiện tại, mũi tên chiều ngang là biểu thị cho quá trình thời gian từ quá khứ cho đến tương lai, phía bên trái là khu vực những chuyện đã xảy ra rồi, bên phải là khu vực những chuyện chưa xảy ra.
Cách làm như sau:
Khi gặp một câu về chia thì ta xem xét xem hành động trong đó thuộc khu vực nào trong 3 khu vực sau:
- Xãy ra suốt quá trình thời gian
- Xảy ra rồi
- Đang xảy ra trước mắt
- Chưa xảy ra
Nếu ta thấy hành động đó lúc nào cũng có, lúc trước cũng có, sau này cũng có, nói chung là trên biểu đồ thời gian chỗ nào cũng có nó thì ta phân loại chúng vào nhóm Xảy ra suốt quá trình thời gian, và ta chia thì hiện tại đơn cho nhóm này.
Nếu ta thấy hành động đó đã xãy ra rồi thì ta xếp chúng vào nhóm - Xảy ra rồi , nhóm này được biểu thị ở khu vực bên trái của sơ đồ gồm các thì sau : quá khứ đơn, quá khứ hoàn thành, hiện tại hoàn thành
- Đã hoàn tất có thời gian xác định: quá khứ đơn
-  Đã hoàn tất không có thời gian xác định : hiện tại hoàn thành
- Có trước - sau : quá khứ hoàn thành cho hành động trước và quá khứ đơn cho hành động sau.
Nếu ta thấy hành động đó đang xảy ra trước mắt, ta xếp vào nhóm Đang xảy ra trước mắt và dùng hiện tại tiếp diễn.
Nếu ta thấy hành động đó chưa xảy ra rồi thì ta xếp chúng vào nhóm - Chưa xảy ra. Nhóm này nằm khu vực bên phải sơ đồ :
Nếu có 2 hành động trước -sau thì hành động xảy ra trước dùng tương lai hoàn thành, hành động xảy ra sau dùngtương lai đơn
Lưu ý nếu trước mệnh đề có chữ "khi" ( when, as, after, before, by the time...) thì không được dùng will
Đâu thầy trò mình ứng dụng thử vài câu xem sao nhé
Ví dụ 1:
When  a child, I usually (walk) to school.
Câu này nếu học vẹt, thấy usually thì vội chia hiện tại đơn là tiêu. Phân tích coi sao: when a child ( khi tôi còn nhỏ) vậy là chuyện xảy ra rồi =>Nếu làm trắc nghiệm thì các em loại hết các thì bên phải sơ đồ (các thì  tương lai, hiện tại), không có ý nói trước- sau nên loại luôn quá khứ hoàn thành, chỉ còn lại hiện tại hoàn thành và quá khứ đơn thôi. Thấy có thời gian xác định ( when a child) nên dung quá khứ đơn - xong
Ví dụ 2:
When I came, he ( already go) for 15 minutes.
Câu này cũng vậy, nếu làm theo thói quen  thấy already cứ chí hiện tại hoàn thành là sai. Phải xem xét 2 hành động, khi tôi đến, anh ta đã đi rồi=> 2 hành động trước sau => hành động xãy ra trước chia quá khứ hoàn thành => had already gone

Không có nhận xét nào: