Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Nam tông - Bắc tông

Căn bản giáo lý chung cho mọi tông phái:
1. Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni là vị giáo chủ lịch sử của đạo Phật. 
2. Ba giáo lý căn bản và phổ cập của mọi trường phái hay tông phái: Bốn Thánh Đế, 12 Nhân Duyên, Tám Thánh Đạo.
3. Ba môn phổ cập: Giới, Định, Huệ.
4. Giáo lý Đạo Phật được liệt kê qua ba tạng Kinh, Luật, Luận.

5. Điều phục Tâm Niệm là vấn đề căn bản

Bảng Đối Chiếu Giữa Nam Tông và Bắc Tông
#
Đề Mục
Nam Tông
Bắc Tông
1
Đức PhậtChỉ có đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nhưng chấp nhận có chư Phật trong quá khứBên cạnh đức Phật Thích Ca Mâu Ni, còn có đức Phật A Di Đà, Dược Sư, v.v…
2
Bồ TátChỉ chấp nhận Bồ Tát Di LặcBên cạnh Bồ Tát Di Lặc, còn có các vị Đại Bồ Tát như Bồ Tát Quán Âm, Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền, v.v…
3
Đạo quả cứu cánhA La Hán hay Phật Độc GiácHành các hạnh Bồ Tát để tiến đến quả vị Phật
4
Cách tổ chức Ba Tạng kinh điển 
Hệ kinh điển Pali: Tạng kinh có 5 loại, tạng Luật có 5 quyển, tạng Luận có 7 quyển. Bên cạnh Tạng Luật, và Luận, kinh điển Sanskrit thường được phân chia làm 12 phần giáo: Khế kinh, Trùng Tụng, Phúng Tụng, Nhân Duyên, Bổn Sinh, Vị Tằng Hữu, Thí Dụ, Luận Nghị, Tự Thuyết, Phương Quảng, Thọ Ký, Bổn Sự. Tạng Kinh bao gồm tất cả kinh điển Nam Tông. Ngược lại, kinh điển Nam Tông không có các bộ kinh điển Bắc Tông sau này.
5
Khái Niệm về Tâm Bồ ĐềĐiểm chủ yếu là tự giải thoát. Hoàn toàn tự lực để diệt trừ phiền não.Bên cạnh tự lực tu hành, phải lo cho chúng sanh.
6
Khái niệm Ba Thân Phật Rất giới hạn. Chỉ nhấn mạnh về Pháp Thân và Ứng Thân.Bàn rất rõ về ba thân: Ứng Thân, Báo Thân, Pháp Thân.
7
Con đường phát triển và truyền phápNam truyền: Thái Lan, Tích Lan, Miến Điện, Lào, Cam Bốt, và miền Nam Việt Nam.Bắc truyền: Việt Nam, Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bổn, Đại Hàn, Mông Cổ. 
8
Ngôn ngữ truyền pháp Chủ yếu là tiếng Pali và phụ bằng những ngôn ngữ địa phương. Ngôn ngữ đầu tiên là tiếng Phạn. Sau này được dịch sang ngôn ngữ địa phương như tiếng Việt, Trung Hoa, Tây Tạng, Nhật Bổn, Đại Hàn. 
9
Niết BànKhông có sự khác biệt giữa cảnh giới Niết Bàn của một đức Phật và chư A La Hán, hay Bích Chi Phật. Có sự khác biệt rõ ràng giữa cảnh giới Niết Bàn của chư Phật và chư Thanh Văn Duyên Giác.
10Đại đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni Trên căn bản là những vị A La Hán hay cư sĩ được ghi trong lịch sử. Bên cạnh các vị đại để tử xuất gia và tại gia lịch sử, còn có rất nhiều vị Bồ Tát do đức Phật Thích Ca đề cập đến, nhưng rất nhiều vị không có trong lịch sử. 
11Lễ Lạc Vẫn có nhưng không được chú trọng bằng Bắc Tông.
Do ảnh hưởng văn hóa, phong tục tập quán địa phương, có rất nhiều lễ lạc như lễ cúng cô hồn, lễ cầu siêu, v.v… 
12Dùng Mật Chú hay Ấn Chú Vẫn có, nhưng không được chú trọng nhiều.
Chú trọng rất nhiều trong Mật Tông. Trong các nghi thức tụng niệm của các tông phái khác cũng có vài bài thần chú. 
13Phương diện cận tử và chết Rất ít bàn đến. Thông thường chư Tăng chỉ khuyên người sắp mất suy gẫm lý vô thường, khổ, không. Mật Tông giảng rất chi tiết về những phương diện này. Có rất nhiều dấu hiệu bên trong và ngoài trước khi sắp mất. Chú trọng việc hồi hướng công đức cho người quá vãng trong suốt 49 ngày đêm. 
14Thân Trung ẤmHoàn toàn không bàn đến.Tất cả tông phái của Bắc Tông đều dạy về phương diện cận tử và cứu độ vong linh. 
15Dùng Ngọ Tiêu chuẩn căn bản. Rất được tôn trọng, nhưng tùy theo khả năng và ý thích của mỗi tăng đoàn hay cá nhân. 
16Ăn chay Không cần thiết. Những nơi như Thái Lan, việc khất thực thức ăn chay của chư Tăng rất khó khăn, vì dân chúng đã quen truyền thống “Có gì cúng dường đó”. Rất được chú trọng trong tất cả tông phái, chỉ trừ người Tây Tạng vì ảnh hưởng địa hình. Tuy nhiên, không có sự ép buộc về phương diện này. 
17Hình tượng tôn thờ chủ yếu trong chùa Chỉ đơn giản tôn thờ hình tượng Phật Thích Ca Mâu Ni. Trang nghiêm với tượng Phật Thích Ca và 2 vị đại đệ tử, hoặc ba vị Phật như Phật Thích Ca, Phật A Di Đá, Phật Dược Sư, hoặc Phật Thích Ca với Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền. Ngoài ra còn có các vị Hộ Pháp.
18Các Tông Phái Nam Tông chỉ còn lại Thượng Tọa Bộ trong số 18 tông phái xưa. 10 tông phái dựa vào vài phần trong Kinh, Luật, Luận như tông Hoa Nghiêm, Hiền Thủ, Tịnh Độ, Thiền Tông, Luật Tông, Mật Tông, Thiên Thai, Trung Quán, Duy Thức, Tam Luận. Tịnh Độ, Thiền Tông và Mật Tông phổ cập hơn những tông phái nghiêng nhiều về triết lý như Duy Thức, Hoa Nghiêm, Trung Quán, Thiên Thai. 
19Ảnh hưởng ngoại đạo
Chủ yếu ảnh hưởng Bà La Môn trước Phật giáo. Nhiều danh từ như Nghiệp, Tăng Già trong thời Phật còn tại thế.Ảnh hưởng qua lại giữa đạo Phật với các tín ngưỡng địa phương như đạo Lão, đạo Khổng, đạo Bon, v.v.. trong quá trình hội nhập. 
20Phật TánhHoàn toàn không có. Đặc biệt chú trọng. 

Không có nhận xét nào: